5 diễn biến quan trọng với Bitcoin tuần này
Bitcoin (BTC) tiến sát đỉnh lịch sử sau khi thiết lập mức cao nhất mọi thời đại mới, thắp lên kỳ vọng về một chu kỳ tăng giá mạnh mẽ.
- Các trader đang đặt cược vào khả năng BTC sẽ bước vào giai đoạn khám phá đỉnh mới, song cũng không loại trừ kịch bản giá điều chỉnh ngắn hạn về vùng $105.000 như một “cú nhử” để thu hút thanh khoản.
- Tháng Bảy chính thức ghi danh vào sách kỷ lục với mức đóng cửa tuần ấn tượng, và “kháng cự cuối cùng” giờ đây trở thành mục tiêu tiếp theo mà phe bò nhắm đến.
- Về yếu tố vĩ mô, thuế đối ứng của Mỹ đang thu hút nhiều sự chú ý, trong khi đồng USD suy yếu tiếp tục tạo lực đẩy cho các tài sản rủi ro như Bitcoin.
- Đáng chú ý, funding rate trên thị trường phái sinh đang giảm ngay cả khi giá tăng, cho thấy khả năng xảy ra một đợt “short squeeze” – hiện tượng ép các vị thế Short phải mua vào – là hoàn toàn có thể.
- Tâm lý thị trường cũng đang nóng lên nhanh chóng. Chỉ số Tham lam và Sợ hãi đã rơi vào vùng “tham lam tột độ”, phản ánh sự gia tăng rõ rệt của lòng tham, bất chấp những rủi ro từ môi trường vĩ mô.
Bitcoin hướng mục tiêu thanh khoản tại $105.000
Sau cú điều chỉnh nhẹ vào cuối tuần do một số ví Bitcoin “ngủ yên” suốt 14 năm bất ngờ hoạt động trở lại, BTC đã nhanh chóng lấy lại đà tăng khi bước sang tuần mới. Theo dữ liệu từ TradingView, giá Bitcoin hiện dao động quanh mốc $109.000 khi thị trường Phố Wall mở cửa trở lại.

Việc bứt phá ngưỡng $108.000 và biến nó thành vùng hỗ trợ đã củng cố niềm tin của giới giao dịch rằng một đỉnh giá lịch sử mới đang ở rất gần.
“Bitcoin thường xác lập đỉnh hoặc đáy trong 12 ngày đầu tháng với xác suất hơn 80%,” nhà phân tích Daan Crypto Trades chia sẻ trên nền tảng X. “Sau đó, giá thường đảo chiều với biên độ biến động vượt 20%.

Tuy nhiên, theo nền tảng giao dịch Material Indicators, vùng thanh khoản bán quanh mốc $110.000 hiện đang là rào cản lớn nhất ngăn Bitcoin bước vào giai đoạn khám phá mức đỉnh mới.

Dữ liệu từ CoinGlass cũng xác nhận rằng $110.000 là ngưỡng cản chủ chốt, trong khi lực mua đáng kể đang xuất hiện quanh vùng $107.800.

“Khi giá tích lũy, các mục tiêu thanh lý trở nên cực kỳ quan trọng – chúng thường đóng vai trò như nam châm hút giá,” nhà phân tích CrypNuevo nhận định trong chuỗi bài viết trên X vào Chủ Nhật.
CrypNuevo cũng chỉ ra một vùng thanh lý đáng chú ý khác nằm gần mốc $105.000 – trùng khớp với đường EMA 50 ngày, làm tăng khả năng thị trường có thể quay đầu điều chỉnh về khu vực này.
“Mức thanh lý cá nhân chính của tôi nằm tại $105.200. Vì vậy, tôi sẽ không ngạc nhiên nếu thị trường bất ngờ điều chỉnh về đây trước khi tiếp tục đà tăng,” anh chia sẻ thêm.

Mức đóng cửa tuần cao nhất mọi thời đại
Nhờ cú bứt phá vào phút chót được thúc đẩy bởi các yếu tố vĩ mô từ Mỹ, Bitcoin đã ghi nhận mức đóng cửa tuần cao nhất trong lịch sử vào tối Chủ Nhật, tại mốc $109.240 trên sàn Bitstamp. Cột mốc này không chỉ nối dài chuỗi phục hồi trước đó mà còn xóa sạch toàn bộ đà giảm trong tuần, khẳng định sức mạnh trở lại của phe bò.
Chỉ riêng trong tuần đầu tiên của tháng 7, cặp BTC/USD đã tăng 1,8%, tiếp nối đà tăng ấn tượng 2,8% trong tháng trước. Động lực này càng củng cố niềm tin cho những người lạc quan vào xu hướng tăng giá dài hạn.
Bình luận về diễn biến mới nhất, chuyên gia phân tích Matthew Hyland nhận định phe bò hiện đã “nắm quyền kiểm soát”. Trên nền tảng X (Twitter), Hyland thậm chí cho biết ông “nghiêng về khả năng Bitcoin sẽ sớm lập đỉnh lịch sử mới ngay trong tháng này”.

Trong khi đó, nhà phân tích kỹ thuật Rekt Capital – người từng dự đoán rằng một mức đóng cửa nến tuần cao mới sẽ là “bước ngoặt thực sự” – cũng xác nhận điều đó đã xảy ra.
“Bitcoin vừa ghi nhận mức đóng cửa tuần cao nhất mọi thời đại, chính thức vượt qua vùng kháng cự cuối cùng (vạch đỏ),” anh viết. “Bước tiếp theo là biến ngưỡng kháng cự này thành hỗ trợ vững chắc – tạo bàn đạp cho hành trình chinh phục những đỉnh cao mới.”

Chủ đề thuế quan trở lại khi tài sản rủi ro tăng mạnh
Những người quan tâm đến chính sách lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ có thêm manh mối quan trọng trong tuần này, khi biên bản cuộc họp tháng 6 được công bố, làm rõ lý do đằng sau quyết định giữ nguyên lãi suất.
Trong bối cảnh tuần này không có nhiều dữ liệu kinh tế quan trọng từ Mỹ, sự chú ý của giới đầu tư tiếp tục đổ dồn về chính sách tiền tệ của Fed – vốn đang ngày càng đi lệch khỏi quan điểm của chính phủ. Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn không ngừng kêu gọi cắt giảm mạnh lãi suất, thậm chí về mức 1%, so với mức hiện tại là 4,25%. Ông cũng đưa ra những chỉ trích cá nhân nhắm vào Chủ tịch Fed Jerome Powell.
Căng thẳng chính sách giữa Trump và Fed còn thể hiện rõ qua vấn đề thuế quan. Cuối tuần qua, tranh luận về chính sách thương mại quốc tế của Mỹ lại nổi lên, khi ông Powell tiếp tục khẳng định rằng các hàng rào thuế quan đang góp phần đẩy lạm phát leo thang – một quan điểm trái ngược hoàn toàn với chủ trương của Trump.
Tạm thời, thị trường đã được “giảm nhiệt” đôi chút khi thời hạn áp dụng các biện pháp thuế đối ứng được lùi từ ngày 9/7 sang ngày 1/8, tạo ra khoảng trống ngắn để đánh giá lại các kịch bản.
“Câu chuyện này đã được thị trường định giá từ vài tuần trước,” nhà phân tích The Kobeissi Letter chia sẻ trên X, đồng thời lưu ý rằng nhiều quốc gia vẫn chưa khởi động các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ.

Trong bản tin mới nhất, công ty Mosaic Asset nhận định rằng đà tăng ấn tượng của các tài sản rủi ro – bất chấp lo ngại lạm phát – chủ yếu đến từ sự suy yếu của đồng USD.
“Một yếu tố thúc đẩy thị trường cổ phiếu chính là đà giảm của chỉ số đồng USD (DXY),” công ty phân tích gọi đây là “luồng gió thuận” cho tài sản rủi ro.
“Tính từ đầu năm đến nay, DXY đã lao dốc hơn 10%, khiến năm 2025 trở thành giai đoạn mở màn tệ nhất của chỉ số này kể từ năm 1973.”

“Bên cạnh đó, tâm điểm trong tuần còn bao gồm báo cáo số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu, cùng loạt phát biểu quan trọng từ các quan chức cấp cao của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Đáng chú ý là bài diễn thuyết của ông Christopher Waller, xoay quanh vấn đề bảng cân đối kế toán, sẽ được trình bày tại Ngân hàng Dự trữ Liên bang Dallas vào thứ Năm.”
Funding rate đi ngược xu hướng giá BTC
Dù Bitcoin vừa ghi nhận mức đóng cửa tuần cao kỷ lục, tâm lý hoài nghi quen thuộc từ nhiều trader vẫn chưa biến mất — và điều này có thể lại là chất xúc tác cho một đợt tăng giá tiếp theo.
Theo báo cáo mới nhất từ nền tảng phân tích on-chain CryptoQuant, funding rate đang có xu hướng giảm, ngay cả khi giá BTC cho thấy những tín hiệu cải thiện rõ rệt.
“Khi Bitcoin bước vào một đà tăng mới, việc funding rate giảm cho thấy người dùng Binance đang ngày càng đặt cược vào các vị thế bán (Short),” cộng tác viên BorisVest nhận định trong bài viết Quicktake vào Chủ nhật. “Nói cách khác, nhiều trader vẫn chưa tin vào đà phục hồi này và kỳ vọng giá sẽ quay đầu giảm.”
Sự chênh lệch giữa tâm lý thị trường và chuyển động giá thường tạo ra điều kiện cho các vị thế Short bị thanh lý hoặc buộc phải bổ sung ký quỹ — những yếu tố có thể đẩy giá đi xa hơn trong xu hướng tăng.

Như HoiQuanNet đã đưa tin, hiện tượng thanh lý hàng loạt các lệnh Short đã trở thành một đặc điểm nổi bật trong những tháng gần đây, khi cặp BTC/USD liên tục săn tìm thanh khoản ở cả hai phía của sổ lệnh.
BorisVest cho biết thêm: “Số lượng vị thế bán khống (Short) trên thị trường hợp đồng tương lai Binance đang tăng lên rõ rệt — một dấu hiệu cho thấy nhiều trader đang xem đợt tăng hiện tại là cơ hội để chốt lời hoặc đặt cược vào khả năng điều chỉnh.”
Trước đó, HoiQuanNet từng lưu ý rằng trong lịch sử, các giai đoạn funding rate chuyển sang âm thường mở đường cho những đợt tăng giá mạnh mẽ.
Lòng tham của nhà đầu tư đang dần quay trở lại mức cực đoan
Dù việc Bitcoin chạm đỉnh kỷ lục đang phản ánh tâm lý lạc quan lan rộng từ Phố Wall, bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế toàn cầu lại không mấy sáng sủa.
Khoảng cách ngày càng rõ rệt giữa cảm xúc thị trường và thực trạng kinh tế được thể hiện rõ qua các chỉ số đo lường tâm lý – cả trong lĩnh vực tài chính truyền thống (TradFi) lẫn thị trường tiền điện tử.
Theo dữ liệu mới nhất từ chỉ số Fear & Greed của CNN, nhà đầu tư trên thị trường TradFi đang ở trạng thái “tham lam tột độ”, với điểm số chạm ngưỡng 78/100 – bất chấp những lo ngại hiện hữu về thuế quan, lạm phát và căng thẳng địa chính trị.

“Tâm lý và vị thế giao dịch của nhà đầu tư từng rơi xuống mức cực kỳ bi quan trong giai đoạn đáy hồi tháng Tư,” Mosaic Asset nhận định. “Chính điều đó đã trở thành chất xúc tác mạnh mẽ cho sự đảo chiều và phục hồi của thị trường.”
Tuy nhiên, công ty này cũng lưu ý rằng tâm lý thị trường vẫn hồi phục khá chậm so với đà tăng mạnh của chỉ số S&P 500 – vốn đã vượt đỉnh lịch sử. Điều này đang dần thay đổi khi các chỉ số đo lường nỗi sợ và lòng tham bắt đầu dịch chuyển theo hướng tích cực hơn.

Ở thị trường tiền điện tử, xu hướng này cũng được lặp lại. Chỉ số Fear & Greed dành cho crypto đã tăng vọt lên 73/100 – mức cao nhất kể từ cuối tháng Năm, tăng tới 6 điểm chỉ trong 24 giờ qua.
SN_Nour
Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.