Các thị trường tiền tệ bằng đồng USD đứng trước những thách thức
Lãi suất khoản vay ngắn hạn bằng đồng USD được hạ xuống 0% và âm, do chương trình mua tài sản của Fed, lượng tiền mặt của Bộ Tài chính giảm và tiền gửi ngân hàng chuyển vào các quỹ thị trường tiền tệ.
Các thị trường tiền tệ bằng đồng USD đứng trước những thách thức đang bóp méo cung cầu và những tác động này sẽ lớn hơn khi Chính phủ Mỹ sẽ áp dụng trần nợ trở lại.
Lãi suất khoản vay ngắn hạn bằng đồng USD được hạ xuống 0% và âm, do chương trình mua tài sản của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), lượng tiền mặt của Bộ Tài chính giảm và tiền gửi ngân hàng được chuyển vào các quỹ thị trường tiền tệ.
Việc áp dụng trần nợ trở lại vào cuối tháng Bảy tới sau khi dừng vào năm 2019 cũng sẽ ảnh hưởng đến lượng tiền mặt mà Bộ Tài chính Mỹ có thể nắm giữ.
Việc áp dụng trần nợ trở lại sẽ buộc Bộ Tài chính Mỹ giảm số dư tiền mặt xuống các mức gần với mức trước đó là khoảng 120 – 130 tỷ USD, so với mức 924 tỷ USD hiện nay. Điều này sẽ tăng lượng tiền mặt được đưa vào thị trường, trong khi đồng thời làm giảm nguồn cung tiền do việc thanh toán hóa đơn.
Trong khi các nhà chiến lược của JPMorgan Securities là Teresa Ho, Alex Roever và Ryan Lessing dự báo chênh lệch cung và cầu hiện là khoảng 585 tỷ USD, con số này có thể sẽ tăng.
Nhà chiến lược về lãi suất tại Mỹ của TD Securities, Gennadiy Goldberg, cho rằng quá nhiều tiền mặt được dồn vào nhà ở và không có đủ các sản phẩm đầu tư. Trần nợ sẽ khiến các vấn đề mà Bộ Tài chính phải giải quyết thêm nghiêm trọng.
Các vấn đề trên nếu kéo dài sẽ buộc Fed phải can thiệp để duy trì sự kiểm soát đối với thị trường ngắn hạn, đặc biệt là mục tiêu chính sách chủ chốt là lãi suất cho vay.
Fed có thể đã thực hiện các biện pháp thông qua những thay đổi đối với các thỏa thuận mua lại đảo ngược qua đêm.
Tháng trước, Fed đã yêu cầu Fed tại New York tăng mức trần của các thỏa thuận như vậy từ 30 tỷ USD lên 80 tỷ USD, một động thái có thể ngăn chặn việc lãi suất ngắn hạn giảm xuống mức thấp hơn.
• VietnamBiz