Sau meme coin, đây có phải là xu hướng tiếp theo trong không gian tiền điện tử?
Tiền điện tử là một không gian luôn biến đổi và không gì có thể thay thế. Xu hướng cứ đến và đi. Một số coin tiếp tục tồn tại nhưng một số dần biến mất và trôi vào quên lãng.
Trong tháng qua, chúng ta đã thấy các meme coin trở lại mạnh mẽ. Tuy nhiên, lần này không phải DOGE dẫn đầu mà là SHIB. Chưa hết, trong những ngày qua, tâm lý hưng phấn dường như đang giảm nhiệt.
Nhưng khi một đoàn tàu cường điệu đang dần rời đi, một đoàn khác lại đến với thế giới tiền điện tử. Và lần này có vẻ là Metaverse.
Cơn sốt SHIB đang mờ dần?
Điều này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào định nghĩa của bạn về “mờ dần”, nhưng hãy thử tư duy về tiền điện tử trong dài hạn. SHIB thường xuyên tăng hai con số mỗi ngày trong vài tuần trở lại đây.
Các bài báo về triệu phú và tỷ phú SHIB liên tục xuất hiện, trong khi các loại tiền điện tử khác phần lớn dựa trên cùng một khái niệm cũng tăng trưởng mạnh mẽ. Chẳng hạn như Floki Inu, Baby Doge, Dogelon Mars theo đúng nghĩa đen là in tiền cho người tham gia sớm và nắm giữ nó.
Shiba Inu đã trở thành địa chỉ được đề cập nhiều thứ 5 trên Ethereum, vượt qua các địa chỉ như v3 của Uniswap và stablecoin USDC phổ biến. Tại một thời điểm, nó cũng là nơi đốt gas lớn thứ 7 trên Ethereum.
Tuy nhiên, hiện tại, có vẻ như xu hướng này đang giảm dần. Lần đầu tiên, SHIB không còn nằm trong danh sách top 10 đốt gas nhiều nhất của Ethereum. Tuy nhiên, một cách chính xác hơn để đánh giá sự cường điệu hiện tại là xem xét Google Trends.
Lượt tìm kiếm “Shiba Inu” trên Google toàn thế giới trong 12 tháng | Nguồn: Google Trends
Lượt tìm kiếm Shiba Inu trên Google đã giảm gần 70% trong vài tuần qua. Trừ khi mọi người đột nhiên ít quan tâm hơn, điều này có thể được giải thích là do sự quan tâm ngày càng giảm dần đối với tiền điện tử.
Giá cả tự nhiên cũng bị ảnh hưởng. SHIB giảm khoảng 20% trong 7 ngày qua, trong khi các coin chó khác cũng đang gặp khó khăn, nếu không muốn nói là chìm trong sắc đỏ.
Tất cả những điều này có thể là một dấu hiệu cho thấy sự cường điệu xung quanh meme coin hiện đang mất dần đi, có lẽ nhường chỗ cho một thứ gì đó mới mẻ hơn.
Metaverse: Lĩnh vực mới trong không gian
Vào đầu tháng 11, Facebook đã thực hiện một động thái lớn và đổi tên công ty, thương hiệu của mình thành Meta. Trong nỗ lực giúp công ty thoát khỏi khái niệm kinh doanh nền tảng xã hội truyền thông, CEO Mark Zuckerberg tuyên bố rằng công ty sẽ tập trung vào việc xây dựng Metaverse.
“Từ bây giờ, chúng tôi sẽ là người chuyển đổi Metaverse đầu tiên. Không phải Facebook. Facebook là một trong những sản phẩm được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Nhưng ngày càng nhiều, nó không thể bao hàm tất cả những gì chúng tôi làm. Hiện tại, thương hiệu của chúng tôi được liên kết chặt chẽ với một sản phẩm đến mức nó không thể đại diện cho tất cả những gì chúng tôi đang làm”.
Nhưng tất cả có nghĩa là gì? Metaverse dẫn đầu công nghệ của thế kỷ chúng ta đang nói đến? Từ một khái niệm không ai nhắc đến, Metaverse nhanh chóng trở thành thứ mà mọi người đều ủng hộ. Và điều đó thật thú vị về cách mọi người hiểu Metaverse vì không có một mô tả nào phù hợp với tất cả.
Một số người có xu hướng tưởng tượng Metaverse như một loại thực tế thay thế Ready Player One, nơi bạn sử dụng kính thực tế ảo (VR) và làm mọi thứ bạn đang làm trong thế giới thực hoặc thậm chí hơn thế nữa. Những người khác mô tả nó như một bản sao kỹ thuật số thế giới của chúng ta, nơi người dùng có thể mua đất, xây dựng các công trình phát triển và làm mọi thứ đang làm bây giờ nhưng thông qua danh tính kỹ thuật số của họ.
Trong tháng qua, rất nhiều nhà phát triển game và những người đang xây dựng cả khái niệm, sản phẩm tập trung vào các dự án dựa trên Metaverse được phỏng vấn để đi đến kết luận. Nhưng tóm lại, thực sự không có mô tả thống nhất nào hoàn toàn có thể giải thích Metaverse là gì.
Metaverse là một phần mở rộng của những gì chúng ta hiện đang sử dụng. Cuộc sống của chúng ta chủ yếu trở thành kỹ thuật số và danh tính ảo ngày càng trở nên quan trọng hơn, bất kể mọi người có nhận ra nó hay không. Điều đó được chứng minh qua các số liệu dưới đây.
Phân tích các số liệu
Dữ liệu từ Statista cho thấy thời lượng sử dụng mạng xã hội trung bình hàng ngày của người dùng Internet trên toàn thế giới lên tới 145 phút mỗi ngày.
Thời gian trung bình dành cho mạng xã hội | Nguồn: Statista
Có 1440 phút mỗi ngày, vì vậy, giả sử rằng 10% trong số đó được sử dụng cho mạng xã hội với các mục đích đơn giản hóa, mặc dù có thể nhiều hơn một chút. Bây giờ, hãy xem xét vấn đề này vì 10% có vẻ không phải là một con số lớn và 2 giờ 25 phút có vẻ không phải là một khoảng thời gian dài.
10% mỗi ngày có nghĩa là một ngày trong số 10 ngày, 10 ngày trong số 100 và 30 ngày trong số 300 ngày. Hoặc hơn 1 tháng trong 1 năm và 1 năm trong 10 năm.
Nói cách khác, bạn có khả năng dành cả năm trong số 10 năm tiếp theo của mình (giả sử các con số giữ nguyên, mặc dù chúng đang tăng lên rõ ràng qua từng năm) để duyệt qua các phương tiện truyền thông xã hội khác nhau.
Như vậy, cuộc sống của chúng ta đã ở vào thời điểm mà “thế giới thực” gắn bó sâu sắc với kỹ thuật số đến mức có lẽ không thể tách ra được. Bạn có thể liên hệ với bất kỳ ai từ mọi nơi trên thế giới miễn là có kết nối với Internet. Bạn có thể đặt hàng bất cứ thứ gì bạn cần từ bất kỳ nơi nào trên thế giới và được giao trong một khoảng thời gian không đáng kể.
Quan trọng hơn, chúng ta đã quen với việc số hóa phần lớn trong cuộc sống của mình. Và đây là lúc mà khái niệm về Metaverse xuất hiện. Có thể hình dung Metaverse là layer 2, một lớp ảo mà tất cả chúng ta đều có danh tính kỹ thuật số (giống như chúng ta hiện tại) – một khái niệm vượt xa ranh giới của game. Tuy nhiên, hiện tại, rất nhiều người liên kết nó với thị trường chơi game.
Metaverse và gaming
Đối với rất nhiều thứ, nhận thức của chúng ta thường được định hình bởi những cuốn sách chúng ta đọc, những bộ phim chúng ta xem và những trò chơi chúng ta chơi. Trong văn hóa đại chúng, rất nhiều cuộc trò chuyện về Metaverse được liên kết với vũ trụ kỹ thuật số song song, nơi người dùng sử dụng kính VR và trở thành một thứ hoàn toàn khác – siêu anh hùng với khả năng phi thường, người bình thường với khả năng khuếch đại hoặc bất cứ điều gì họ mong muốn.
Và điều này là hoàn toàn ổn và hợp lý. Metaverse được đặt ra như một thuật ngữ vào năm 1992 bởi Neal Stephenson – một tác giả khoa học viễn tưởng trong cuốn tiểu thuyết Snow Crash. Trong cuốn sách, con người được thể hiện qua hình đại diện (avatar) tương tác với nhau và các tác nhân phần mềm trong không gian ba chiều, ảo và sử dụng phép ẩn dụ của thế giới thực.
Kể từ đó, chúng ta đã thấy nhiều lần lặp lại và diễn giải khác nhau về Metaverse, nhưng phần lớn trong đó xoay quanh ý tưởng về những khả năng phi thường trong một vũ trụ kỹ thuật số song song.
Về trò chơi, trò chơi đã trở thành một ngành công nghiệp bùng nổ trong thập kỷ thứ ba của thế kỷ 21. Mọi người trên khắp thế giới dành vô số giờ để chơi các game khác nhau – một số vì mục đích giải trí, một số khác là chuyên nghiệp.
Và do nhiều người liên kết Metaverse với vũ trụ kỹ thuật số song song này, nơi mọi thứ đều có thể xảy ra, nên dễ hiểu tại sao họ coi đó là phần mở rộng hợp lý của game online.
Tham gia play to earn và tiền điện tử
Vì giải trí là một phần quan trọng trong cuộc sống của chúng ta và rất nhiều người chơi video game để giải trí, nên có một lĩnh vực mới đang bùng nổ trong ngành công nghiệp tiền điện tử đang cố gắng tận dụng tối đa điều đó: play to earn (P2E).
P2E là một mô hình kinh doanh trong đó các nhà phát triển blockchain xây dựng game có khả năng kiếm tiền tích hợp để người dùng có thể kiếm tiền (dưới dạng tiền điện tử) khi họ chơi. Đó là một khái niệm rất hấp dẫn bởi vì nó kết hợp hai trong số những điều mà con người bị thu hút: giải trí và kiếm tiền.
Kể từ khi Facebook đổi thương hiệu thành Meta và lên kế hoạch xây dựng Metaverse, các game play-to-earn “lên như diều gặp gió”. Một số tên tuổi lớn nhất trong lĩnh vực này là Axie Infinity, Decentraland, The Sandbox, …
Dữ liệu từ Google Trends cho thấy các số lượt tìm kiếm “play to earn” cũng đang tăng vọt trong vài tháng qua:
Số lượt tìm kiếm play to earn trên Google toàn thế giới trong 12 tháng | Nguồn: Google Trends
Từ quan điểm của một chuyên gia, có rất nhiều dự án P2E mới xuất hiện mỗi ngày. Tuy nhiên, từ góc độ người chơi, lĩnh vực này còn quá non trẻ nên thật khó để dự đoán nó sẽ đi đến đâu.
Một số trò chơi hàng đầu có đồ họa bị xáo trộn, chuyển động chậm chạp, thiếu lối chơi, làm phát sinh cảm giác kém phát triển.
Tuy nhiên, số tiền “khổng lồ” đang được đặt cược vào lĩnh vực này là điều đáng lưu ý tiếp theo. Vào tháng 11/2021, Enjin đã khởi động Efinity Metaverse Fund trị giá 100 triệu đô la để hỗ trợ các nhà phát triển. Sfermion – một công ty đầu tư NFT, đã huy động được 100 triệu đô la để đẩy nhanh sự phát triển trong lĩnh vực Metaverse.
Các nhà đầu tư mạo hiểm tiền điện tử lớn Andreessen Horowitz (a16z), Polygon Studios, Solana Ventures, Cosmos và những người khác đã tham gia vào vòng Series B của nền tảng trò chơi dựa trên blockchain Forte và huy động được 725 triệu đô la.
Tóm lại, game blockchain và Metaverse có phải là tương lai không? Với những số tiền lớn như vậy, có vẻ câu trả lời là có.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn
Đình Đình
Theo Cryptopotato
Theo dõi trang Twitter | Theo dõi kênh Telegram | Theo dõi trang Facebook