Bitcoin cần giữ trên $53k để tránh đẫm máu hơn nữa
Bitcoin đã kết thúc đêm Lễ Tạ ơn vừa qua bằng một phiên giao dịch đẫm máu. Tiền điện tử hàng đầu theo vốn hóa thị trường đã bị từ chối khi tăng lên 60.000 đô la và giảm hơn 6% trên biểu đồ 24 giờ. Tính đến thời điểm viết bài, BTC giao dịch ở mức 54.585 đô la nhưng dường như có nguy cơ giảm thêm.
Biểu đồ giá BTC 4 giờ | Nguồn: Tradingview
Ngoài Bitcoin, thị trường tài chính truyền thống cũng bị ảnh hưởng do tin tức về một biến thể COVID-19 nguy hiểm hơn được phát hiện gần đây ở Châu Phi. Theo đó, nhiều lĩnh vực bị tàn phá, với S&P 500 và DOW Jones giảm gần 3% trong 24 giờ qua.
Trong năm 2020 và 2021, Bitcoin có tương quan cao với các thị trường truyền thống ở giai đoạn phát triển kinh tế vĩ mô. Do đó, một trong những lý do khiến tiền điện tử hàng đầu giảm là các nhà đầu tư lo sợ về giai đoạn cách ly trên toàn thế giới để ngăn chặn biến thể mới lây lan.
Chỉ số DXY đo lường đô la Mỹ cũng lao dốc, giảm 0,71% trong biểu đồ 24 giờ. USD tăng mạnh kể từ ngày 10/11, khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ gợi ý về việc thu hẹp chính sách tiền tệ nhưng đã bị từ chối ở mốc 97.
Diễn biến phục hồi của đô la Mỹ được cho là một trong những lý do khiến Bitcoin suy yếu trong tuần qua. Chỉ số DXY điều chỉnh có thể giúp giá BTC tăng thuyết phục hơn lên đến 60.000 đô la và lãnh thổ chưa được khám phá nếu có thể tránh đà giảm trong ngắn hạn.
The positives of today’s selloff:
1. It’s clearing out the weak hands/excess leverage
2. The $DXY is dropping back below its channel top
We’ll see if the latter translates to $BTC strength in the coming days. pic.twitter.com/NZ3B1geHUN
— Justin Bennett (@JustinBennettFX) November 26, 2021
“Mặt tích cực của hoạt động bán tháo hôm nay (26/11):
1. Loại bỏ tay yếu/đòn bẩy dư thừa
2. DXY đang giảm trở lại dưới đỉnh kênh
Chúng tôi sẽ chờ xem liệu DXY giảm có chuyển thành sức mạnh cho BTC trong những ngày tới hay không?”
Yếu tố quyết định Bitcoin tiếp tục đà tăng có thể được tìm thấy trong thị trường phái sinh và thị trường hợp đồng tương lai. Lĩnh vực này quá nóng trong suốt tháng 11 khi các trader dự kiến BTC sẽ nhanh chóng vượt qua mốc 70.000 đô la.
Ngay cả khi Bitcoin tiếp tục retest mức hỗ trợ quan trọng và gia tăng áp lực bán, funding rate trên các sàn giao dịch vẫn ở mức cao. Ngoài ra, dữ liệu được nhà phân tích Byzantine General chia sẻ cho thấy tổng hợp đồng mở (OI) trên toàn thị trường hầu như không thay đổi khi giá giảm gần đây, chứng tỏ vẫn còn một số đòn bẩy cần được “thanh lọc” khỏi thị trường.
Still barely flinched lmao.
And the market is now relatively speaking more leveraged up. pic.twitter.com/1AVPh9oOR5
— ₿yzantinΞ General (@ByzGeneral) November 26, 2021
“Vẫn không nao núng. Thị trường hiện đang tương đối nhiều đòn bẩy”.
Tính đến thời điểm viết bài, funding rate trên các sàn giao dịch cuối cùng cũng bắt đầu chuyển sang âm nhưng vẫn dương ở hai sàn lớn: Bybit và Binance. Binance đã chuyển sang trung lập hơn trong giờ qua. Tuy nhiên, một số tình huống xấu hơn vẫn có thể xảy ra khi BTC bước vào cuối tuần.
Mua dip Bitcoin
Giá bắt đầu xu hướng tăng nhẹ vào ngày 24/11 nhưng chậm lại trước khi đạt được mục tiêu dự kiến. Từ góc độ khung thời gian cao hơn, mọi thứ có vẻ đứng yên khi BTC tiếp tục hợp nhất.
Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley của Hoa Kỳ tiết lộ rằng họ đã tăng mức độ tiếp xúc với BTC bằng cách mua thêm cổ phiếu của Grayscale Bitcoin Trust (GBTC). Theo hồ sơ gửi đến Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC), Morgan Stanely đã bổ sung thêm 592.498 cổ phiếu GBTC, tăng 63,8% lượng cổ phiếu nắm giữ lên 1,52 triệu cổ phiếu tính đến ngày 30/9.
Khi Bitcoin ngày càng phổ biến, nhiều công ty sẽ muốn tiếp xúc với nó, đặc biệt là trong bối cảnh USD được in tràn lan.
Bên cạnh đó, Kazakhstan đang xem xét chuyển sang các nguồn năng lượng hạt nhân để khai thác BTC do khủng hoảng năng lượng. Bộ Năng lượng của quốc gia này tiết lộ rằng mức tiêu thụ điện trong nước tăng 8% vào năm 2021 do các thợ mỏ Bitcoin. Điều này xảy ra sau khi Trung Quốc cấm khai thác tiền kỹ thuật số vào năm 2021, buộc thợ mỏ phải di cư sang các quốc gia có quy định thân thiện như Kazakhstan.
Mức tiêu thụ năng lượng tăng cũng chứng tỏ hoạt động khai thác Bitcoin đang mang lại lợi nhuận và được các tổ chức lớn tìm kiếm, vẽ nên bức tranh về sự chấp nhận và nhu cầu đối với tiền điện tử lớn nhất.
Trong khi đó, các sàn giao dịch của Ấn Độ đã chứng kiến giá BTC giảm từ 9% đến 15% khi Lok Sabha (Hạ viện) đăng tải dự luật kêu gọi cấm một số giao dịch tiền điện tử tư nhân.
Trong khi điều này gây ra FUD cho người dùng địa phương, một số chỉ ra rằng đây là dự luật tương tự được soạn thảo vào tháng 1. Mặc dù vậy, dự luật sẽ được thảo luận trong phiên họp mùa đông kéo dài từ tháng 11 đến tháng 12.
Vì giá chỉ giảm đột ngột tại các sàn giao dịch của Ấn Độ nên nó trở thành cơ hội tốt cho hoạt động kinh doanh chênh lệch giá. Cụ thể, các trader mua BTC trên sàn giao dịch của Ấn Độ và bán ra ở nước khác. Khi giá Bitcoin dao động chỉ dưới 60.000 đô la, các chỉ số kỹ thuật và chỉ báo on-chain đưa ra triển vọng mơ hồ và thiếu quyết đoán trong khi các yếu tố cơ bản đang báo hiệu sự tăng trưởng ổn định.
Bitcoin cần giữ trên $53k
Kể từ thứ 6 tuần trước, giá Bitcoin đã vượt qua ngưỡng kháng cự 59.422 đô la 2 lần nhưng không thể retest mức tâm lý 60.000 đô la. Diễn biến này cho thấy kịch bản 1 vẫn đang diễn ra và BTC khó có thể vượt qua vùng nhu cầu 58.200 – 61.545 đô la.
Giả sử người mua tạo mức đóng ngày trên 61.545 đô la, BTC có khả năng đạt giá cao hơn, nhắm đến mức tiếp theo trong khoảng 63.500 – 65.571 đô la. Giá đóng ngày trên vùng đó sẽ vô hiệu triển vọng giảm giá và kích hoạt đợt tăng mới đưa BTC đến Fibonacci mở rộng 161,8% tại 77.908 đô la, cũng là ATH mới.
Biểu đồ BTC/USDT 1 ngày | Nguồn: TradingView
Mặc dù kịch bản trên có vẻ “mơ mộng”, nhưng một số chỉ báo on-chain nhất định cho thấy điều đó hoàn toàn có thể xảy ra. Ví dụ, dự trữ trên sàn giao ngay và phái sinh đang giảm. Xu hướng này cũng xảy ra vào tháng 7/2021, đánh dấu sự kết thúc của thị trường gấu. Hiện tại, chỉ báo này cho thấy khủng hoảng thanh khoản bên bán, gợi ý về triển vọng tăng giá.
Lượng dự trữ BTC trên tất cả các sàn giao dịch | Nguồn: CryptoQuant
Tương tự, biểu đồ dòng chảy ròng của tất cả các sàn giao dịch cho thấy Bitcoin chứng kiến 3 ngày liên tiếp đạt dòng ra lớn, chứng tỏ các nhà đầu tư đang lạc quan.
Dòng chảy BTC ròng trên tất cả các sàn giao dịch | Nguồn: CryptoQuant
Quan sát biểu đồ 4 giờ, BTC có xu hướng tăng, nhưng tương lai từ trung đến dài hạn vẫn chưa được xác định rõ ràng. Mức thấp nhất hôm thứ 2 tại 55.608 đô la đã được quét qua 2 lần trong tuần này và dẫn đến mức tăng 7,5% lên 59.467 đô la. Tuy nhiên, thanh khoản nằm trên mức cao nhất của ngày thứ 2 là 60.069 đô la vẫn không bị ảnh hưởng. Như vậy, có vẻ nhà đầu tư đang hy vọng xu hướng giảm ngắn hạn sẽ đảo ngược và chạy đua với thanh khoản buy-stop (lệnh chờ).
Biểu đồ BTC/USDT 4 giờ | Nguồn: TradingView
Kịch bản trên cho thấy sự lạc quan nhưng cũng cần thận trọng và không thể loại trừ khả năng BTC sẽ đảo ngược xu hướng, trượt về 53.000 đô la. Tỷ lệ Giá trị thị trường trên giá trị thực tế (MVRV) trong 365 ngày hỗ trợ khả năng giảm vì nó hiện dao động quanh mức 23%.
Số liệu on-chain này được sử dụng để xác định lời/lỗ trung bình của các nhà đầu tư đã mua BTC trong năm qua. Mức hiện tại cho thấy phần lớn nhà đầu tư vẫn đang có lời. Nếu họ quyết định bán, có thể đẩy giá BTC lao dốc và cho phép chỉ báo MVRV về 0 hoặc thấp hơn.
Do đó, những người tham gia thị trường cần lưu ý về khả năng xảy ra bán tháo.
Giá đóng hàng ngày dưới 53.000 đô la sẽ vô hiệu luận điểm tăng giá và kích hoạt khả năng sụp đổ xuống 50.000 đô la hoặc thấp hơn.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn
Minh Anh
Theo AZCoin News
Theo dõi trang Twitter | Theo dõi kênh Telegram | Theo dõi trang Facebook