3 số liệu các trader có thể sử dụng để phân tích hiệu quả của token DeFi
Không chỉ những người ủng hộ từng kêu gọi ngay lập tức áp dụng hàng loạt công nghệ blockchain bị thất vọng, rất nhiều “bom mìn kỹ thuật số” tồn tại trong hệ sinh thái tiền điện tử như kéo thảm và hack giao thức còn khiến người dùng mới cảm thấy mơ hồ.
Đầu tư không chỉ bao gồm phân tích kỹ thuật và dự đoán về những điều sẽ xảy ra. Trong năm qua, một số nền tảng phân tích blockchain đã giới thiệu các số liệu giúp cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về yếu tố cơ bản hỗ trợ hoặc chưa có được của một dự án tiền điện tử.
Dưới đây là 3 yếu tố chính cần xem xét khi đánh giá liệu một dự án altcoin hay DeFi có phải là khoản đầu tư đúng đắn hay không.
Kiểm tra cộng đồng của dự án và hoạt động của nhà phát triển
Một trong những cách cơ bản để hiểu dự án là xem số liệu thống kê thể hiện mức độ hoạt động từ cơ sở người dùng của nền tảng và cộng đồng nhà phát triển.
Có rất nhiều giao thức hàng đầu trong không gian cung cấp phân tích theo dõi tăng trưởng số lượng người dùng đang hoạt động theo thời gian. Các trang tổng quan số liệu on-chain như Dune Analytics cung cấp thông tin chi tiết hơn về chỉ số này. Ví dụ, biểu đồ sau minh họa số lượng người dùng mới hàng ngày trên giao thức Olympus.
Số lượng người dùng mới hàng ngày trên Olympus | Nguồn: Dune Analytics
Các điểm dữ liệu thích hợp khác cần xem xét khi đánh giá hoạt động cộng đồng là số lượng ví trung bình đang hoạt động hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng. Các nhà đầu tư cũng nên chú ý số lượng và khối lượng giao dịch trên giao thức, cũng như các chỉ số mạng xã hội như Twitter vì nó có thể giúp đánh giá tâm lý của nhà đầu tư về một dự án cụ thể.
Về phát triển dự án và hoạt động của nhà phát triển, GitHub là nơi thích hợp để tìm hiểu về các nâng cấp, tích hợp sắp tới và vị trí hiện tại của dự án trong roadmap.
Nếu một giao thức đang khoe khoang về các tính năng “sắp được phát hành” nhưng có ít hoạt động phát triển liên tục hoặc cam kết đang được gửi, thì đó có thể là một dấu hiệu rõ ràng không nên tham gia cho đến khi hoạt động phù hợp hơn với các tuyên bố.
Mặt khác, một dự án đang có hoạt động phát triển ổn định và cơ sở người dùng bảo đảm có thể là dấu hiệu tích cực.
Tìm kiếm sự gia tăng ổn định trong tổng giá trị bị khóa
Chỉ số thứ hai cần xem xét khi đánh giá sức mạnh tổng thể của một dự án là tổng của tất cả tài sản ký gửi trên giao thức, còn được gọi là tổng giá trị bị khóa (TVL).
Ví dụ, dữ liệu từ Defi Llama cho thấy tổng giá trị bị khóa trên giao thức DeFi DeFiChain (DFI) gần đây tăng lên sau một đợt nâng cấp giao thức lớn, với TVL đạt mức cao nhất mọi thời đại trong vài ngày cho đến nay vào tháng 12. Điều này báo hiệu động lực và mức độ quan tâm đến dự án đang tăng lên.
Tổng giá trị bị khóa trên DeFiChain | Nguồn: Defi Llama
Các trình tổng hợp DeFi như Defi Llama và DappRadar cho phép người dùng đi sâu hơn vào dữ liệu và xem xét thống kê của các mạng blockchain khác nhau như TVL trên Ethereum Network hoặc Binance Smart Chain, cũng như nhiều dự án riêng lẻ như Curve và Trader Joe.
Các giao thức có TVL cao hơn thường an toàn hơn và được cộng đồng tin cậy, trong khi các dự án xếp hạng thấp hơn trong danh sách thường có nhiều rủi ro và cộng đồng ít năng động hơn.
Xác định những người nắm giữ phần lớn token là ai
Các yếu tố khác cần xem xét là lợi ích hodler token nhận được và hoạt động tích cực trong cộng đồng. Các nhà đầu tư cũng nên xem xét cách thức token được giới thiệu và những người nắm giữ thống trị hiện tại là ai.
Ví dụ, SushiSwap cho phép người dùng stake token gốc SUSHI trên nền tảng để nhận một phần phí trao đổi, trong khi Uniswap, sàn giao dịch phi tập trung hàng đầu (DEX) trong DeFi, hiện không cung cấp tính năng này.
Trong khi các yếu tố khác như khối lượng giao dịch và người dùng hàng ngày giúp Uniswap trở thành khoản đầu tư phù hợp đối với nhiều holder, một số trader thích nắm giữ SUSHI vì mô hình chia sẻ doanh thu và khả năng giao dịch đa chuỗi.
Mặt khác, cần thận trọng khi giao thức cung cấp lợi suất quá cao cho thanh khoản thấp và các giao thức ẩn danh có ít hoạt động cộng đồng vì đây có thể là trường hợp gây ra những thiệt hại thảm khốc. Trong DeFi, chúng được gọi là kéo thảm và thường xảy ra sau khi lượng lớn tiền được gửi vào hợp đồng thông minh do một bên ẩn danh duy nhất kiểm soát.
Kiểm tra cách phân phối token cho giao thức cũng như theo dõi tỷ lệ phân bổ cho các nhà phát triển và người sáng lập so với số lượng cộng đồng nắm giữ có thể đưa ra một số tín hiệu hữu ích về việc liệu một nền tảng có thể trở thành nạn nhân của kéo thảm hay không.
Nếu hầu hết nguồn cung có sẵn do người tạo ra giao thức và người ủng hộ nắm giữ, luôn có khả năng những token này sau đó sẽ được bán theo tỷ giá thị trường khi các nhà đầu tư ban đầu chọn thoát khỏi vị thế.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn
Minh Anh
Theo Cointelegraph
Theo dõi trang Twitter | Theo dõi kênh Telegram | Theo dõi trang Facebook