Những sự kiện gây chấn động của Bitcoin và tiền điện tử trong năm 2021
Mặc dù năm 2021 đã mang lại cho các nhà đầu tư tiền điện tử hoạt động trên toàn cầu một vài khoảng thời gian hưng phấn, nhưng phần lớn vẫn bị thúc đẩy bởi những nỗi sợ hãi bắt nguồn từ năm 2020. Từ tỷ lệ lạm phát gia tăng đến làn sóng bùng phát virus Corona chủng mới, những tảng băng ngầm bên dưới chân mọi người vẫn tiếp tục di chuyển mà họ không hề hay biết. Ví dụ, trong khi mọi người (kể cả nhiều tổ chức tài chính truyền thống) giả định Bitcoin sẽ đạt mục tiêu giá 100.000 đô la khá dễ dàng vào cuối năm 2021 – đầu năm 2022, tiền điện tử hàng đầu tiếp tục biến động mạnh sau khi chạm mức cao nhất mọi thời đại là 69.000 đô la vào đầu tháng 11 và về cơ bản chỉ di chuyển trong kênh đi ngang rộng trong 10 tháng qua.
Như vậy, đã có rất nhiều tiến triển – chủ yếu là tích cực nhưng cũng có một số tiêu cực – xung quanh Bitcoin trong năm nay. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhắc lại một số câu chuyện nổi bật trong số đó.
Tốc độ chấp nhận đạt được động lực khi El Salvador làm nên lịch sử
Được mệnh danh là “Vùng đất của núi lửa”, quốc gia Trung Mỹ El Salvador đã gây sốc cho mọi người vào năm 2021 khi trở thành quốc gia đầu tiên chấp nhận Bitcoin là tiền hợp pháp. Quyết định này có khả năng mở đường cho các quốc gia khác làm theo, đặc biệt là những nơi đang phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến lạm phát tràn lan như Thổ Nhĩ Kỳ, Venezuela và Zimbabwe.
I’ve just sent the #BitcoinLaw to Congress 🇸🇻 pic.twitter.com/DljnxsXlyt
— Nayib Bukele 🇸🇻 (@nayibbukele) June 9, 2021
Mặc dù động thái này không ngay lập tức biến El Salvador trở thành quốc gia đề xuất BTC, nhưng Tổng thống Nayib Bukele đã khá chiến lược trong cách tiếp cận của mình khi nói đến việc khắc phục những vấn đề kinh tế của đất nước. Công dân đã được cấp quyền truy cập vào ví tiền điện tử Chivo trong khi anh ấy cũng thề sẽ giải quyết các vấn đề kết nối internet hiện đang xảy ra khắp nơi ở đất nước này.
Ngoài ra, El Salvador cũng đã quảng bá rất nhiều về “Trái phiếu Bitcoin”, sử dụng một sidechain BTC liên kết để phát hành trái phiếu tiền tệ hợp pháp. Hình thức này đang được nhiều người coi là một con đường kiếm tiền hấp dẫn vì nó cung cấp cho người dùng một phương thức đầu tư tiền tệ mới cũng như mang lại cho họ cơ hội có được quốc tịch của đất nước này.
Số lượng giao dịch Bitcoin tăng mạnh
Lightning Network (LN) cho thấy sự phát triển vượt bậc trong suốt năm 2021 với lượng tiền ngày càng lớn được rót vào các kênh LN khác nhau – đặc biệt là với nhiều node xuất hiện trực tuyến.
Theo thống kê, có hơn 3.300 BTC bị khóa trên các kênh Lightning công khai vào thời điểm viết bài. Mặt khác, có thể còn nhiều quỹ được chứa trong các mạng kênh riêng tư/không công bố hiện đang được vận hành giữa các sàn giao dịch khác nhau.
Về mặt cải tiến, cơ sở hạ tầng của Lightning Network đã được thực hiện một số lần đại tu lớn trong năm qua (chẳng hạn như Amboss), cải thiện năng lực quản trị node gốc của hệ thống cũng như trải nghiệm người dùng ví Lightning của khách hàng bán lẻ. Sắp tới, module BOLT-12 của LN hứa hẹn sẽ giúp thanh toán định kỳ dễ dàng hơn cũng như kích hoạt các tính năng hữu ích khác như quyên góp qua code QR không đổi.
Taproot được chờ đợi từ lâu ra mắt
Một trong những bước đột phá lớn nhất của mạng Bitcoin kể từ cuộc đại tu SegWit vào năm 2017 là kích hoạt nâng cấp Taproot. SegWit là quá trình mà giới hạn kích thước khối trên blockchain của tài sản được tăng lên bằng cách loại bỏ dữ liệu chữ ký khỏi các giao dịch được bao gồm trong mỗi khối.
Về cơ bản, Taproot được thiết kế để giúp cộng đồng những người ủng hộ và phát triển cốt lõi của tiền điện tử hàng đầu có quyền truy cập vào khuôn khổ “chính sách bảo mật” tốt hơn, cho phép họ không cần tiết lộ tất cả các phương thức tiềm năng mà thông qua đó họ chi tiêu BTC của mình.
Nói kỹ hơn một chút, bản cập nhật nâng cao hiệu quả của một số thiết lập đa chữ ký nhất định, đồng thời làm cho các giao dịch trên Lightning Network an toàn hơn và hướng đến quyền riêng tư.
Để những lợi thế này được hiện thực hóa, có thể cần thực hiện thêm một số thao tác, đặc biệt là trên MuSig2 – sơ đồ đa chữ ký hai vòng đơn giản và có tính thực tiễn cao tạo điều kiện cho Bitcoiner thực hiện giao dịch không phức tạp. Đồng thời, cũng cần triển khai các yếu tố kỹ thuật nhất định liên quan đến client (ứng dụng khách) dựa trên Lightning Network và cải thiện chức năng hỗ trợ ví phần cứng (chỉ dành cho Taproot).
Tính đền ngày 1/1/2021, tỷ lệ node Bitcoin hỗ trợ Taproot là 63,49%. Cụ thể, số node Taproot là 31.329, node không thực thi là 17.122, Light là 33 và không xác định là 863.
Nguồn: Taproot Signal
Trung Quốc gây gián đoạn hoạt động khai thác
Một thông tin đã khiến các Bitcoiner nói riêng cũng như những người đam mê tiền điện tử nói chung hơi lung lay vào năm dương lịch vừa qua là Trung Quốc áp đặt lệnh cấm thẳng tay đối với nền kinh tế tiền điện tử địa phương.
Mặc dù cường quốc đông dân nhất thế giới đã ban hành nhiều lệnh cấm như vậy trước đây, nhưng lần này mối đe dọa nghiêm trọng hơn rất nhiều. Rất nhiều công ty khai thác tiền điện tử đã buộc phải di dời khỏi biên giới nước này để duy trì hoạt động và thậm chí nhiều người phải đóng cửa vĩnh viễn.
Sau cuộc đại di cư kể từ khi lệnh cấm có hiệu lực, hashrate của Bitcoin đã giảm xuống mức thấp kỷ lục, trượt từ khoảng 180 xuống còn khoảng 90 exa-hash mỗi giây (EH/s) nhưng phục hồi nhanh chóng ngay sau đó. Phần lớn hashrate BTC phục hồi được cho là do các thợ mỏ di cư đến khu vực thân thiện hơn với crypto trên thế giới như Hoa Kỳ, Kazakhstan, Canada, Belarus…
Sau lệnh cấm, thị trường tiền điện tử cũng chứng kiến sự tăng trưởng về số lượng thợ mỏ niêm yết công khai, cho thấy khả năng của các công ty này trong việc khai thác thị trường vốn nợ cũng như quy mô đáng kể, phần lớn là nhờ khả năng vay những khoản tiền lớn dựa trên số lượng tiền điện tử họ khai thác.
Cơ sở hạ tầng phát triển vượt bậc
Cộng đồng những người ủng hộ ngày càng lớn mạnh của Bitcoin tiếp tục đổ tiền vào sự phát triển kỹ thuật của tiền điện tử hàng đầu. Về vấn đề này, các tổ chức như Spiral, Blockstream và Digital Currency Initiative của MIT đã phân phát các khoản hỗ trợ khá lớn cũng như tài trợ cho các nhà phát triển Bitcoin Core trên toàn cầu.
Các tổ chức khác cũng đã quyên góp đáng kể để thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái Bitcoin, bao gồm Chaincode Labs, Tổ chức Quyền con người và sàn giao dịch BitMEX. Họ cung cấp các khoản tài trợ nhằm giúp người nhận giải thưởng tiếp tục công việc liên quan đến việc cải thiện độ tin cậy cho Hệ thống thanh toán Lightning Network cũng như cải thiện việc triển khai giao thức pool khai thác Bitcoin Stratum v2.
Các công ty chính thống bổ sung Bitcoin vào kho bạc của họ
Một trong những câu chuyện lạc quan nhất cho BTC trong năm vừa qua là một số nhà đầu tư lớn nhất trên thế giới liên tục rót vốn vào tiền điện tử hàng đầu. Cụ thể, năm 2021 bắt đầu bằng việc CEO Tesla Elon Musk hay còn gọi là “bố già DOGE” đầu tư 1,5 tỷ đô la vào Bitcoin, trở thành một trong những khoản đầu tư lớn nhất vào tiền điện tử hàng đầu của một tập đoàn chính thống.
Trong một khoảng thời gian ngắn, Tesla thậm chí còn lưu ý trong một hồ sơ gửi lên SEC rằng họ sẽ cho phép khách hàng sử dụng BTC làm phương tiện thanh toán cho các sản phẩm. Đúng như dự đoán, ngay sau khi Musk thể hiện quan điểm ủng hộ rõ ràng của đối với tài sản kỹ thuật số hàng đầu, giá của nó tăng vọt lên mức cao nhất mọi thời đại là 43.000 đô la trong vòng vài phút. Tuy nhiên, quyết định này đã bị hủy bỏ sau đó do lo ngại ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Người duy nhất vượt qua Musk về lượng mua Bitcoin trong năm nay là CEO Michel Saylor của Microstrategy. Lập trường chủ nghĩa tối đa của ông được phản ánh rõ rệt qua việc liên tục tích lũy BTC, cả khi giá đang dao động ở mức cao nhất mọi thời đại cũng như mức thấp nhất. Về số lượng cụ thể, Microstrategy tuyên bố hiện nắm giữ con số khổng lồ 124.391 BTC đã mua với sô tiền gần 6 tỷ đô la. Các ước tính thận trọng cho thấy công ty đã tích lũy được lợi nhuận trị giá 2,1 đô la từ khoản đầu tư BTC của mình.
Các tổ chức tài chính tham gia hành động
Ngay sau khi Musk thực hiện bước đột phá vào thế giới Bitcoin, rất nhiều số gã khổng lồ dịch vụ tài chính khác như Mastercard và ngân hàng cho vay Bank of New York Mellon có trụ sở tại Hoa Kỳ bắt đầu cung cấp cho khách hàng một loạt các dịch vụ liên quan đến tiền điện tử từ lưu ký (custody) đến các khoản thanh toán.
Tương tự, U.S. Bank, tổ chức tài chính thương mại lớn thứ 5 của Mỹ, cũng tiết lộ sẽ cung cấp cho khách hàng của mình dịch vụ lưu ký tiền điện tử đầy đủ tính năng, hỗ trợ lưu trữ các khóa riêng tư cho Bitcoin, BCH và LTC với sự trợ giúp từ NYDIG. State Street và Northern Trust cũng là một trong số các tổ chức tài chính lớn khác có trụ sở tại Hoa Kỳ tiết lộ các kế hoạch tương tự.
Vào đầu năm, Marathon Patent Group niêm yết trên Nasdaq đã tiến hành mua 150 triệuđô la Bitcoin và đưa vào kho dự trữ của mình. Sau đó, gã khổng lồ mạng xã hội Twitter đã cho phép tùy chọn “boa tiền điện tử”. Không chỉ vậy, Jack Dorsey – lãnh đạo nhà cung cấp dịch vụ thanh toán Square cũng thông báo sẽ phân bổ 5% tài sản của công ty cho Bitcoin (ước tính trị giá 170 triệu đô la).
Cuối cùng, một số công ty khác như WeWork, AXA và Substack cũng đã thông báo quyết định bắt đầu chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin – một động thái được các công ty có vốn hóa thị trường tương đối nhỏ hơn trên toàn cầu học theo.
Tranh luận về ảnh hưởng môi trường của Bitcoin
Một chủ đề tranh cãi lớn khác xung quanh Bitcoin vào năm ngoái là tác động đến môi trường, khi ngày càng nhiều nghiên cứu tiết lộ nó tiêu thụ mức điện năng “khổng lồ” hàng năm.
Chẳng hạn, một phân tích của Đại học Cambridge lưu ý rằng Bitcoin sử dụng 707 kWh cho mỗi giao dịch, tương đương với con số khổng lồ khoảng 121,36 terawatt giờ một năm. Số liệu này được cho là nhiều hơn cả nhu cầu điện của một số quốc gia lớn như Argentina, Hà Lan và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) cùng nhiều vùng lãnh thổ khác.
Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, ngày càng có nhiều công ty khai thác đang chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo. Ví dụ, MintGreen sử dụng công nghệ “sạch” có trụ sở tại Canada gần đây đã ký một thỏa thuận với Lonsdale Energy Corporation để cung cấp nhiệt tạo ra từ khai thác BTC cho cư dân của North Vancouver ở British Columbia vào đầu năm 2022.
Tương tự, nhiều công ty khác như CleanSpark và Bit Digital đã chuyển đổi sang phương tiện khai thác Bitcoin có ý thức về môi trường hơn. Trên thực tế, một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng thủy điện là nguồn năng lượng phổ biến nhất cho các thợ mỏ hiện nay, với hơn 60% tổng số trang trại khai thác trên toàn cầu sử dụng năng lượng tái tạo này để tạo điều kiện thuận lợi cho công việc hàng ngày của họ.
Tăng cường kiểm tra, giám sát tiền điện tử theo quy định trên toàn cầu
Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất đưa ra và thực hiện lệnh cấm toàn diện đối với Bitcoin trong năm nay mà nhiều quốc gia khác như Ai Cập, Algeria và Iraq cũng áp đặt các lệnh cấm sâu rộng đối với những doanh nghiệp tiền điện tử hoạt động trong biên giới của họ. Điều này một phần có lẽ là do hơn chục công ty khai thác đại chúng và tư nhân đã có thể tích lũy hàng trăm triệu đô la trong suốt quý 3 – quý 4/2021, buộc các nhà quản lý bắt đầu chú ý đến không gian này hơn bao giờ hết.
Về mặt chính sách tiền tệ, áp lực pháp lý gia tăng khi các thợ mỏ Bitcoin tạo ra doanh thu hơn 15,3 tỷ đô la, đạt mức tăng hàng năm lên đến 206% so với năm 2020. Điều này khiến các chính phủ bắt đầu xem xét cách kiểm soát tốc độ tăng trưởng theo cấp số nhân của lĩnh vực này.
Ở một số quốc gia như Ấn Độ – nơi tiền điện tử dường như đã có được chỗ đứng vững chắc trong vài tháng qua, chính phủ đã quyết định bắt đầu xem xét các cách thức ban hành luật mới được gọi là Dự luật Tiền điện tử và Quy định về tiền kỹ thuật số chính thức năm 2021. Theo đó, họ tìm cách cấm “Tiền điện tử tư nhân”, một thuật ngữ mà định nghĩa vẫn chưa được làm rõ. Điều đó nói là Ấn Độ vẫn quan tâm đến việc thúc đẩy sử dụng công nghệ blockchain cũng như một số tài sản kỹ thuật số khác và chúng hoàn toàn có thể nằm trong tầm ngắm pháp lý của nước này.
Bitcoin ETF ra mắt lần đầu tiên trên NYSE
Ngày 19/10/2021 được những người đam mê tiền điện tử trên toàn cầu ca ngợi là một ngày trọng đại, vì đây là ngày mà thế giới chứng kiến sự ra mắt của quỹ hoán đổi danh mục Bitcoin (ETF) đầu tiên trên thế giới tại Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE).
Bitcoin Strategy ETF của ProShares đã trở thành ETF Hoa Kỳ đầu tiên trên thế giới dựa trên hợp đồng tương lai Bitcoin được Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Hoa Kỳ (SEC) phê duyệt, cung cấp một phương tiện mới cho phép các nhà đầu tư trên toàn quốc đầu tư vào tiền điện tử hàng đầu.
Ngay sau khi sản phẩm ra mắt, nó đã thu hút lượng vốn tổ chức kỷ lục. Trên thực tế, nhu cầu lớn đến nỗi CME Group – công ty phát hành Bitcoin Strategy ETF của ProShares – đã phải nộp đơn lên SEC yêu cầu cơ quan quản lý dỡ bỏ mọi hạn chế liên quan đến số lượng hợp đồng tối đa một người có thể mua từ quỹ.
IPO của Coinbase
Một sự kiện khác có thể không liên quan nhiều đến Bitcoin nhưng thúc đẩy tầm ảnh hưởng của thị trường (cũng như tốc độ tiếp nhận chính thống) là phát hành lần đầu ra công chúng (IPO) của Coinbase chứng kiến tiền điện tử này được thị trường tài chính truyền thống chấp thuận.
Sự kiện ra mắt IPO của Coinbase chứng kiến cổ phiếu mở cửa ở mức giá 381 đô la, một con số cao hơn đáng kể so với giá tham chiếu trước khi niêm yết là 250 đô la. Điều này trực tiếp phản ánh nhu cầu tổ chức tăng cao đối với cổ phiếu tập trung vào tiền điện tử.
Dự đoán cho năm 2022
Bước sang năm mới, các Bitcoiner trên toàn thế giới đang chờ xem tương lai sẽ diễn ra như thế nào đối với thị trường, đặc biệt là trong bối cảnh lo ngại về lạm phát và bất ổn kinh tế xuất hiện tràn lan trên toàn cầu. Có vẻ như hệ sinh thái xung quanh tài sản kỹ thuật số vẫn tiếp tục phát triển, với số lượng các cuộc hội nghị và buổi gặp mặt sẽ diễn ra ngày càng nhiều vào năm 2022.
Ngoài ra, khi một tương lai phi tập trung ngày càng đến gần, nhiều người bắt đầu nhận thấy tầm quan trọng của việc bảo mật BTC của họ – đặc biệt là trong cách họ chi tiêu/nhận tiền cũng như tạo điều kiện cho các giao dịch một cách riêng tư.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn
Minh Anh
Theo Cointelegraph
Theo dõi trang Twitter | Theo dõi kênh Telegram | Theo dõi trang Facebook