5 đối thủ đáng gờm lăm le vị trí của OpenSea trong năm 2022

OpenSea đã trở thành nền tảng phi tập trung thống trị dành cho những người dùng muốn đúc, mua, bán và giao dịch NFT. Nền tảng hiện hoạt động dưới dạng công cụ tổng hợp và phòng trưng bày NFT. Theo dữ liệu từ Dune Analytics, chỉ tính riêng trong tháng 12 năm 2021, OpenSea đã đạt được khối lượng giao dịch 3,25 tỷ USD với tổng khối lượng giao dịch trong năm qua đã tăng tới 90.968%.

Không còn xa lạ với những tranh cãi và chỉ trích, OpenSea đã có những chia sẻ công bằng về những nguy cơ và cạm bẫy khi tham gia thị trường. Đáng chú ý nhất, giám đốc sản phẩm, Nate Chastain, đã bị phát hiện khi sử dụng thông tin nội bộ để chạy trước (front-run) và kiếm lợi nhuận từ việc bán NFT trên trang chủ của nền tảng.

Ngoài sự thiếu tin tưởng, cộng đồng cảm thấy mất giá trị sau khi giám đốc tài chính (CFO) mới được bổ nhiệm, Brian Roberts, ám chỉ về việc niêm yết công khai. Tuy nhiên, ông nhanh chóng khẳng định rằng OpenSea không có ý định triển khai vấn đề này trong thời gian tới.

OpenSea có thể là thị trường NFT hàng đầu tính theo khối lượng giao dịch vào thời điểm hiện tại, nhưng vào năm 2022, chắc chắn sẽ có một số đối thủ cạnh tranh có khả năng vượt mặt nó.

Dưới đây là 5 thị trường NFT có khả năng đánh bại ứng cử viên hàng đầu trong những tháng tới.

Coinbase NFT

Coinbase dường như đang sử dụng các yếu tố tập trung làm động lực chính cho việc áp dụng hàng loạt. Tận dụng sự phổ biến ngày càng tăng của NFT, sàn giao dịch đã cho ra mắt thị trường Coinbase NFT. Theo báo cáo, danh sách chờ (whitelist) đã vượt mức 1,1 triệu, nhiều hơn tổng số cơ sở người dùng đang hoạt động của OpenSea.

Số lượng trader hoạt động hàng tháng tại OpenSea | Nguồn: Dune Analytics

Thông báo về việc ra mắt Coinbase NFT là tín hiệu cho thấy giá trị ngày càng tăng mà NFT có thể thu được khi các bộ sưu tập kỹ thuật số tiếp tục trở thành xu hướng chủ đạo trong năm 2022. Hiểu được cách kết nối NFT và thị trường thương mại, Coinbase NFT có khả năng thiết lập trật tự mới trong lĩnh vực này. Dự án đã thiết lập quan hệ đối tác với các bộ sưu tập như World of Women, DeadFellaz và Lazy Lions.

Mặc dù thị trường vẫn chưa được ra mắt, nhưng chỉ riêng danh sách chờ đã cho thấy rằng, nhiều nhà đầu tư đang háo hức muốn được tiếp xúc với công nghệ hoặc muốn tìm kiếm thị trường giao dịch NFT mới.

THeo tuyên bố của sàn giao dịch, Coinbase NFT sẽ hoạt động ngang hàng (P2P), với thiết kế trực quan được xây dựng dựa trên thị trường phi tập trung. Ban đầu, thị trường sẽ tuân theo các tiêu chuẩn ERC-21 và ERC-1155, đồng thời cũng có kế hoạch hỗ trợ đa chuỗi trong tương lai.

Coinbase NFT chủ yếu sẽ hoạt động như một thị trường giao dịch, thế nhưng công ty đã gợi ý rằng, nó cũng sẽ đóng vai trò như một nơi để “thúc đẩy các kết nối”. Cho đến nay, Coinbase hoạt động ở hơn 100 quốc gia, cùng hơn 73 triệu người dùng đang hoạt động, trong khi khách hàng của Coinbase đã tạo ra lượng thanh khoản rất tốt với khối lượng giao dịch hàng quý trị giá 327 tỷ USD.

Coinbase cũng giới thiệu trải nghiệm người dùng (UX) mạnh mẽ và thiết kế giao diện (UI) liền mạch, được sắp xếp hợp lý và thân thiện với người dùng. Mặc dù nhiều người phàn nàn về thiết kế UX/UI của OpenSea, nhưng nhiều nền tảng khác có các rào cản gia nhập, trong khi OpenSea thì không.

FTX NFT

Trái ngược với Coinbase NFT, thị trường FTX ra mắt vào tháng 10 với một bộ sưu tập nhỏ các NFT dựa trên Solana và nó đã mở rộng bộ sưu tập của mình sang blockchain Ethereum. Không giống như OpenSea và Coinbase NFT, FTX NFT không phải là nền tảng P2P. Nó hoạt động tập trung và lưu ký, theo đó dữ liệu của người dùng được ghi lại và lưu trữ trên mạng lưới của nó. Điều này có nghĩa là người dùng và người mua phải từ bỏ quyền sở hữu trong một số trường hợp.

Do là nền tảng tập trung, chủ sở hữu trên FTX NFT sẽ có ít đặc quyền tự chủ hơn và nhiều hạn chế hơn do các mối quan tâm về luật chứng khoán. Không giống như OpenSea, nơi người dùng có toàn quyền tự chủ đối với tài sản kỹ thuật số của họ cho đến khi bán, FTX NFT thực hiện cơ chế đấu thầu. Như Brett Harrison, Chủ tịch FTX.US đã giải thích rằng, bằng cách không yêu cầu phí gas để thực hiện đấu thầu, sàn sẽ thấy hành động giá diễn ra nhiều hơn trên nền tảng. Điều này sẽ thu hút thanh khoản cao hơn.

Tuy nhiên, việc phải tuân thủ pháp luật đã gây ra ảnh hưởng mạnh mẽ đến các bộ sưu tập Solana NFT, đến nỗi nhiều người đã phải thu hồi tiền bản quyền kể từ khi FTX NFT tuyên bố không còn cấp cho chủ sở hữu của nó quá nhiều đặc quyền.

Song song đó, với những lo ngại về quy định của Hoa Kỳ, các dự án trên mạng lưới Ethereum cũng được kiểm tra để đảm bảo rằng chúng tuân thủ luật chứng khoán và không phải là hàng nhái. Như vậy, OpenSea vẫn giữ được giá trị của nó vì duy trì một lượng lớn các bộ sưu tập NFT.

Nếu bỏ qua những trục trặc nhỏ của nó, thị trường đã nhận được sự chú ý và đánh bại Coinbase NFT trong cơ cấu phí. FTX NFT có cấu trúc phí là 2%, trong khi Coinbase là 2,5%.

Nền tảng này dường như cũng không từ chối người dùng sử dụng ví không lưu ký.

Rarible

Rất lâu trước khi OpenSea bắt đầu tăng trưởng mạnh, Rarible đã có khối lượng giao dịch hàng tháng dẫn đầu thị trường. Mặc dù đã mở rộng nền tảng của mình cho cộng đồng với token quản trị RARI, điều mà người dùng OpenSea đã mong đợi, thế nhưng Rarible đã không thể duy trì vị trí dẫn đầu.

Vào tháng 11, tổng khối lượng giao dịch của nền tảng cao hơn 4% so với tháng 10, ước tính trung bình là 18,2 triệu USD. Tuy nhiên, tổng khối lượng hàng tháng của nó thấp hơn so với OpenSea.

Giống như thị trường FTX NFT, nền tảng hiểu lợi ích của việc hợp tác chiến lược đa chuỗi. Rarible đã triển khai hỗ trợ NFT trên blockchain Flow và Tezos, đồng thời có kế hoạch hỗ trợ Solana và Polygon trong tương lai gần.

NFT

Khối lượng giao dịch trên thị trường chính và thứ cấp | Nguồn: Dune Analytics

Với các đặc tính phi tập trung và sự hỗ trợ đa chuỗi NFT, Rarible có thể trở thành một đối thủ nặng ký của OpenSea vào năm 2022.

Zora

Zora tự giới thiệu là nhà vô địch của Web 3.0 và phi tập trung khi là nền tảng on-chain hoàn toàn mở (không cần cấp phép). Vì các tổ chức tự trị phi tập trung (DAO) có xu hướng phát triển theo các nguyên tắc này, nền tảng giữ giá trị của nó trong các giao dịch mua như PleasrDAO mua 4 triệu USD doge-meme NFT.

Zora có cấu trúc không tính phí và tập trung hầu hết các nỗ lực của mình vào việc trở thành giao thức mở đầu tiên trên thị trường. Nhiều chuyên gia về tiền điện tử bị thu hút bởi ý tưởng về việc các nghệ sĩ cũng như nhà sáng tạo có quyền tự chủ và quyền sở hữu nhiều hơn đối với các tác phẩm của họ. Nếu những mối quan tâm này vẫn tăng trưởng vào năm 2022, có thể Zora có thể thu hút được một lượng lớn người dùng mới.

Magic Eden

Magic Eden hiện là thị trường NFT hàng đầu trên mạng lưới Solana và theo DappRadar, nó hiện là top 10 thị trường NFT hàng đầu, với khối lượng giao dịch đã chạm mức 380 triệu USD kể từ khi ra mắt vào giữa tháng 9 năm 2021.

NFT

Magic Eden hiện là top 10 thị trường NFT hàng đầu | Nguồn: DappRadar

Số lượng ví duy nhất đã liên tục tăng trong hai tháng qua, giúp nó trở thành ứng cử viên nặng ký của OpenSea. Mặc dù người dùng có thể có nhiều địa chỉ ví, do đó, số lượng người dùng duy nhất có thể thấp hơn.

NFT

Dữ liệu on-chain của OpenSea | Nguồn: DappRadar

Phí giao dịch thấp, ở mức 2% mang lại cho nền tảng lợi thế cạnh tranh khi so sánh với các thị trường khác và giống như FTX NFT, người dùng được niêm yết miễn phí. Như hình dưới đây, số lượng giao dịch trên Magic Eden thường gấp đôi hoặc thậm chí gấp ba số lượng giao dịch diễn ra trên OpenSea.

NFT

Dữ liệu on-chain của Magic Eden | Nguồn: DappRadar

Mặc dù Magic Eden có số lượng giao dịch cao hơn, nhưng khối lượng mỗi giao dịch lại ít hơn trên OpenSea. Theo DappRadar, Magic Eden đã tích lũy được hơn 4,5 triệu giao dịch trong vòng 30 ngày qua, trong khi OpenSea đã xử lý chưa đến một nửa con số đó, với 1,7 triệu. Tuy nhiên, tổng khối lượng giao dịch của OpenSea lại gấp năm lần so với Magic Eden.

Khi thị trường NFT ngày càng phát triển và các bộ sưu tập kỹ thuật số tiếp tục trở thành xu hướng chủ đạo, 2022 có thể chứng kiến ​​một lượng lớn người dùng “không còn mặn mà” với OpenSea. Bằng cách cải thiện khả năng tiếp cận, quy định và trải nghiệm người dùng tốt hơn, 5 thị trường NFT này là những ứng cử viên nặng ký để giành lấy vị trí hàng đầu.

Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn

Việt Cường

Theo Cointelegraph

Theo dõi trang Twitter | Theo dõi kênh Telegram | Theo dõi trang Facebook