Sự nhạy cảm gần đây của Bitcoin đối với dự định tăng lãi suất mang lại lợi ích như thế nào?
Bitcoin cho đến nay vẫn rất nhạy cảm với bất kỳ quyết định nào từ Cục Dự trữ Liên bang (Fed). Bằng chứng là giá bán tháo lớn trong một phản ứng kịch liệt đối với lạm phát.
Biểu đồ Bitcoin 4 giờ | Nguồn: Tradingview
Điều này đã khiến nhiều người lo lắng về việc Bitcoin sẽ hoạt động như thế nào trong môi trường tăng lãi suất, vì Fed đang xem xét 4 đợt tăng lãi suất vào năm 2022.
Mặc dù hiệu suất của Bitcoin trong 2 tháng qua có vẻ không quá hứa hẹn, nhưng một báo cáo cho thấy mức độ nhạy cảm gần đây của nó đối với lạm phát thực sự là một dấu hiệu cực kỳ lạc quan.
Lãi suất tăng buộc Bitcoin phải hoạt động giống các tài sản lạm phát khác
Điều gì sẽ xảy ra với Bitcoin trong một thị trường lãi suất ngày càng tăng? Báo cáo “Viễn cảnh tài sản kỹ thuật số” mới nhất của CoinShares đã cố gắng trả lời cho câu hỏi này.
Sau gần một thập kỷ nới lỏng định lượng (QE) chưa từng có, thị trường bắt đầu đối mặt với nguy cơ lạm phát tấn công Hoa Kỳ. Điều này cũng khiến Fed lo lắng, buộc họ phải xem xét thu hẹp QE sớm hơn so với dự kiến.
Để kiềm chế lạm phát mà họ tin rằng chắc chắn sẽ xảy ra, Fed đang xem xét thực hiện 4 đợt tăng lãi suất trong năm nay, thay vì 2 đợt như đề xuất ban đầu vào năm 2021.
Lần cuối cùng Fed tăng lãi suất là vào năm 2015 và giá Bitcoin đã tăng hơn 51% trong khoảng thời gian 6 tháng. Với việc vay mượn ngày càng trở nên tốn kém, nhiều người hơn đang đổ xô vào Bitcoin và coi nó như một hàng rào chống lại các thị trường bất ổn.
Tuy nhiên, các nhà phân tích của CoinShares tin rằng lần này Bitcoin sẽ không lặp lại mô hình này.
“Chúng tôi tin rằng Bitcoin trưởng thành đáng kể từ đó và có khả năng hoạt động theo cách khác, phù hợp với các tài sản thực (lạm phát) khác”.
Do đó, để hiểu Bitcoin sẽ hoạt động như thế nào, chúng ta cần nhìn lại các tài sản lạm phát khác trong các giai đoạn tăng lãi suất trước đó.
CoinShares đã xác định 5 giai đoạn gần nhất, tất cả đều chứng kiến các đợt tăng sau giai đoạn giảm hoặc lãi suất tương đối thấp trong một thời gian dài. Trong suốt tháng 12/1976, tháng 12/1986, tháng 2/1993 và tháng 6/2004, vàng và các mặt hàng công nghiệp khác đều cho thấy sự nhất quán đáng ngạc nhiên về hiệu suất.
Hiệu suất của tài sản thực trong chu kỳ tăng lãi suất | Nguồn: CoinShares
Với nguồn cung cố định và được định giá bằng đô la Mỹ, Bitcoin rất có thể sẽ hoạt động theo cách tương tự như vàng và các tài sản lạm phát khác.
Vào tháng 12/2021 và tháng 1 năm nay, Bitcoin có phản ứng kịch liệt với lạm phát và khi xác suất tăng lãi suất ngày càng leo thang, giá đã lao dốc hơn 30% so với mức cao của nó. Điều này có nghĩa là bất kỳ đợt tăng lãi suất nào sắp tới cũng sẽ khiến giá giảm xuống, nhưng mỗi đợt tăng tiếp theo sau sẽ gây ra một đợt suy thoái ít dữ dội hơn.
Tuy nhiên, sau một thời gian dao động giảm, rất có thể Bitcoin sẽ bật lên mạnh mẽ. Điều này phù hợp với cách hoạt động của hầu hết các tài sản thực trong những chu kỳ lãi suất tương tự, cũng như mối quan hệ nghịch đảo của Bitcoin với sức mạnh của đồng đô la Mỹ.
Cụ thể, sau các giai đoạn tăng lãi suất, đô la Mỹ biến động mạnh và giảm trung bình 7% trong vòng 1 năm.
Vì nhiều khả năng Fed sẽ tăng lãi suất rất cao nên CoinShares dự kiến đô la Mỹ sẽ trải qua một đợt bán tháo tương tự trong năm nay.
Với việc đô la Mỹ mất dần sức mạnh, phần lớn thị trường sẽ chuyển sang các tài sản thay thế, với Bitcoin là sự lựa chọn rõ ràng trong số tất cả các loại tiền điện tử. Khả năng chống kiểm duyệt và thoát khỏi tầm kiểm soát của Fed khiến nó trở thành hàng rào hấp dẫn chống lạm phát. Nếu điều này xảy ra, CoinShares tin rằng các tài sản thực khác như vàng sẽ làm theo và chứng kiến các giai đoạn tăng trưởng vũ bão bất chấp lạm phát gia tăng và đô la suy thoái.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn
Minh Anh
Theo Cryptoslate
Theo dõi trang Twitter | Theo dõi kênh Telegram | Theo dõi trang Facebook