Lãi suất tăng, CPI và chiến tranh ở châu Âu

Bitcoin bắt đầu một tuần mới trong cơn ác mộng địa chính trị ngày càng trầm trọng đang diễn ra ở Ukraine.

Khi các lệnh trừng phạt trả đũa cuộc xâm lược Ukraine và các hậu quả kinh tế vĩ mô leo thang, tiền điện tử nói chung đang phải vật lộn để tiếp tục duy trì hoạt động.

Một nghịch lý gây tò mò đã xuất hiện trong tháng này. Mặc dù các nhà đầu tư và những người bị ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc chiến tranh được cho là đang tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn, nhưng nhìn chung đó không phải là Bitcoin hay thậm chí là stablecoin.

Thay vào đó, cổ phiếu vốn dĩ đã bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt và hậu quả của chúng, giờ đây tạo thành phương chỉ nam cho cách thức hoạt động của BTC.

Do đó, xu hướng của Bitcoin vẫn giảm, tất cả đều nằm trong cùng một phạm vi vĩ mô quen thuộc từ đầu năm 2022 đến nay.

Điều gì có thể thay đổi mọi thứ? Bài viết sẽ xem xét một số yếu tố nổi bật cần theo dõi khi cuộc xung đột chưa từng có đang diễn ra ở châu Âu.

Các lực lượng vĩ mô báo hiệu tuần tới đầy biến động và khó khăn

Bỏ tiền lệ lịch sử sang một bên, rõ ràng thị trường cổ phiếu không “thích” các hành động thù địch hiện tại ở châu Âu.

Vào tuần trước, thua lỗ leo thang với tổng giá trị cổ phiếu toàn cầu giảm 2,9 nghìn tỷ đô la. Thêm vào đó là cảnh báo các chỉ số dường như vẫn còn cao đối với môi trường hiện tại và bức tranh trung hạn bắt đầu có vẻ không mấy khả quan.

Không chỉ những gì diễn ra đang làm xáo trộn tình hình, mà các biện pháp trừng phạt mới chống lại Nga cũng đang thảo luận sôi nổi. Trong số đó, có một số vấn đề nghiêm trọng chỉ có thể cảm nhận được trong những khung thời gian dài hơn, nếu chúng thực sự gây ra hậu quả.

Ví dụ, lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga, một động thái nhằm lật ngược hiện trạng toàn cầu và kích hoạt sự thay đổi địa chấn về cách thức nền kinh tế tự cung cấp nhiên liệu cho chính họ.

“Nếu điều này xảy ra. Tôi nghĩ có nhiều khả năng cổ phiếu sẽ giảm tối đa ngay lập tức khi có tin tức”, nhà phân tích và trader nổi tiếng Pentoshi phản ứng trước tin tức về ý tưởng giảm giá vào cuối tuần.

Pentoshi cũng đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho các cổ phiếu trong tương lai, đề cao khái niệm về một sự kiện sụp đổ ở Wall Street dẫn đến phiên bản Đại suy thoái trong thời hiện đại.

Mặc dù là một kịch bản cực đoan, nhưng thậm chí vẫn có thể bi quan hơn nữa trong khi xung đột vẫn chưa được giải quyết và tình trạng tác động ngày càng trầm trọng hơn.

Đối với Mike McGlone, chiến lược gia hàng hóa trưởng tại Bloomberg Intelligence, hiệu suất trong ngày của Bitcoin cho thấy tuần tới thực sự sẽ “khó khăn” đối với các tài sản rủi ro.

“Bitcoin có thể quay lại 30.000 đô la, nhưng thị trường cổ phiếu sẽ như thế nào? Giảm khoảng 2% vào sáng chủ nhật lúc 20 giờ (giờ Việt Nam) kể từ khi đóng ngày thứ 6, Bitcoin đang cho thấy một tuần khó khăn nữa đối với các tài sản rủi ro”.

Đặc biệt, so sánh BTC với Nasdaq trong năm nay, McGlone cho rằng con đường duy nhất không phải là giảm giá.

“Bitcoin phải đối mặt với lực lượng giảm phát sau năm 2021, nhưng tiền điện tử hàng đầu cho thấy sức mạnh khác biệt. Với thua lỗ vào năm 2002 chưa bằng một nửa so với Nasdaq 100, Bitcoin có thể đang dần trở thành tài sản thế chấp kỹ thuật số toàn cầu”.

Khoảng trống CME đưa giá trở lại $40k

Nếu đúng như vậy, hodler Bitcoin sẽ có một chuyến đi đầy biến động trong những ngày tới.

Cổ phiếu nhạy cảm kết hợp với giá hàng hóa tăng cao hầu như không tạo ra mảnh đất màu mỡ cho tâm lý lạc quan. Thậm chí, một số người nói rằng bầu không khí đình lạm đang hình thành.

Vào chủ nhật, BTC giảm xuống còn 37.592 đô la, đánh dấu mức thấp nhất kể từ cuối tháng 2 và xóa hoàn toàn mức tăng sau đó.

Điều đáng thất vọng hơn nữa là toàn bộ động thái này lặp lại một động thái trước đó, củng cố phạm vi giá hiện tại là hỗ trợ và kháng cự rõ ràng hơn.

Quan sát biểu đồ hàng ngày từ TradingView cho thấy phạm vi này tồn tại dai dẳng như thế nào. Để thoát khỏi nó, cần phải có breakout trên mức mở năm tại 46.200 đô la.

bitcoin

Biểu đồ nến giá BTC 4 giờ | Nguồn: TradingView

Tuy nhiên, đối với trader Matthew Hyland, bức tranh trước mắt cho thấy động thái như vậy khó xảy ra.

“Bitcoin đã giảm dưới vùng hỗ trợ quan trọng”, anh cảnh báo vào thứ 2, cho thấy các mức giá khác nhau mà anh lập luận là hỗ trợ và kháng cự trong phạm vi.

Mức mới nhất trong số đó khoảng 39.600 đô la trùng với giá đóng ngày thứ 6 trên thị trường hợp đồng tương lai Bitcoin của CME Group.

Do Bitcoin có xu hướng quay trở lại mức đóng vào thứ 6 vào tuần sau, khu vực ngay dưới 40.000 đô la có thể trở thành tâm điểm vào thứ 2, đặt nền tảng cho động thái lật hỗ trợ/kháng cự nếu phe bò có được động lực.

Nhà phân tích Michaël van de Poppe tóm tắt:

“Những chuyển động mạnh mẽ cho Bitcoin, nhưng cuối cùng nó sẽ trở lại mức giá đóng CME vào tối thứ 6.

Trong một tweet tiếp theo, van de Poppe đã cùng McGlone dự đoán một tuần “đầy biến động” sắp tới. Đồng thời, anh cũng khuyên rằng bình tĩnh là lựa chọn tốt nhất trong thị trường như hiện tại.

Các trader chuẩn bị cho CPI và tăng lãi suất

Câu chuyện hiện tại sẽ như thế nào nếu không có chủ đề lạm phát?

Điều bắt đầu như một hiện tượng “tạm thời” giờ đây đã trở thành đặc điểm nền tảng của bối cảnh kinh tế năm nay, mà nhiều người tham gia ngành công nghiệp tiền điện tử đã dự đoán trước.

Cục Dự trữ Liên bang (Fed) hiện đang gặp trở ngại và bị chỉ trích vì không hành động đủ nhanh.

Do đó, bất chấp những ảnh hưởng từ cuộc xâm lược của Nga, các nhà lập pháp đang để mắt đến việc tăng lãi suất trong tháng này và quyết định sẽ đưa ra vào ngày 16/3. Trước đó, căng thẳng đối với Bitcoin có thể tăng lên khi các vụ đặt cược vào phút cuối khiến trader phải đoán về kết quả đối với các tài sản rủi ro.

“Mr. Market đang nói không với việc tăng lãi suất 50 điểm phần trăm (bps) vào tháng 3 và đồng ý với mức tăng 25 điểm phần trăm – điều đó có nghĩa là những rủi ro đối với cuộc họp của Fed trong tháng này là (imo):

A) Không tăng = BTC đến $50k++

B) Tăng 50bps = Bitcoin xuống giữa $30k

C) Tăng 25bps = Bitcoin tiếp tục dần có xu hướng cao hơn”.

Nếu mức tăng 25 điểm cơ bản là đủ để duy trì hiện trạng cho Bitcoin.

Trước thông báo của Fed, dữ liệu Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) mới nhất của Hoa Kỳ sẽ bị ảnh hưởng. Bất kỳ sự sai lệch lớn nào so với dự báo đều có thể làm thay đổi sự cân bằng mong manh này.

Ở mức cao nhất trong 40 năm, CPI trở nên nổi tiếng vào tháng trước khi Bitcoin thực hiện nhiều động thái fakeout trong vài giờ sau khi các con số hàng tháng được công bố.

Cực đoan, nhưng chưa đủ?

Khi BTC trượt khỏi đỉnh của phạm vi, chỉ số sợ hãi & tham lam tiền điện tử cũng giảm theo, ngay lập tức trở lại vùng “sợ hãi tột độ”.

Tâm lý tăng giá vào đầu tháng 3 được thể hiện rõ ràng trên chỉ số khi nó tăng hơn gấp đôi điểm tâm lý bình thường để đạt 51/100 trước khi tiếp tục đánh mất tất cả và quay lại 22/100.

bitcoin

Chỉ số sợ hãi & tham lam tiền điện tử | Nguồn: Alternative.me

Chỉ số sợ hãi và tham lam sử dụng nhiều yếu tố để mô tả tâm lý của cộng đồng tiền điện tử và hiện tại cho thấy còn chỗ để suy thoái hơn nữa, vì mức đáy cục bộ có xu hướng đi kèm với điểm số khoảng 10/100.

“Đó là một thị trường có tầm nhìn ngắn, có nghĩa là một vài ngày và tâm lý sẽ thay đổi”, van de Poppe nói thêm về thiết lập hiện tại.

Trong một cuộc tranh cãi, trader nổi tiếng Crypto Daan đã lập luận rằng ngay cả khi giá sụp đổ xuống 20.000 đô la cũng không phải là một động thái vi phạm xu hướng lớn trong khung thời gian đủ dài đối với Bitcoin.

“Test 20.000 đô la về mặt kỹ thuật sẽ không tệ chút nào. Không tốt cho tâm lý, nhưng về kỹ thuật lại là tốt”.

Rủi ro dự trữ đi vào vùng xanh

Có một ranh giới rõ ràng được vẽ ra giữa các nhà đầu tư BTC dài hạn và ngắn hạn, với nhà đầu tư dài hạn vẫn ngoan cố đưa giá vượt qua khỏi mức cao nhất mọi thời đại.

Một số liệu quan trọng hỗ trợ quan điểm niềm tin vào Bitcoin không phù hợp với giá cả là rủi ro dự trữ (Reserve Risk).

Được tạo ra vào năm 2019, dự trữ rủi ro “được sử dụng để đánh giá lòng tin của những người nắm giữ dài hạn so với giá coin tại bất kỳ thời điểm nào”. Nó cho thấy thời điểm đầu tư tuyệt vời để tạo ra thứ mà trang web phân tích on-chain LookIntoBitcoin gọi là lợi nhuận “vượt mức”.

Hiện tại, BTC đang quay trở lại vùng “mua” màu xanh, cho thấy các điều kiện có lợi cho nhà đầu tư dài hạn một lần nữa – độ tin cậy cao và giá thấp.

“Nó hiện đang đi vào lãnh thổ mua trên khung thời gian vĩ mô khi giá có xu hướng giảm”, cha đẻ LookIntoBitcoin, Philip Swift, nhận xét về dữ liệu rủi ro dự trữ “rất hữu ích”.

bitcoin

Biểu đồ rủi ro dự trữ Bitcoin | Nguồn: LookIntoBitcoin

Tham gia Telegram của HoiQuanNet để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://hoiquannet.com

Đình Đình

Theo Cointelegraph

Theo dõi trang Twitter | Theo dõi kênh Telegram | Theo dõi trang Facebook