Lần phục hồi cuối cùng trước khi đầu hàng


Giá Bitcoin đang có dấu hiệu tăng trong các khung thời gian thấp hơn và trader có thể tận dụng điều này trong vài ngày tới. Nhưng quan sát BTC từ các khung thời gian cao hơn cho thấy mức đáy vẫn chưa xuất hiện.

Giá Bitcoin trong tuần tới

Giá Bitcoin đang bám sát phạm vi kéo dài từ 29.720 đến 32.671 đô la. Các rào cản này đã được thiết lập vào ngày 10/5, trước khi BTC giảm xuống 25.333 đô la. Kể từ đó, vua crypto đã phải vật lộn để tăng cao hơn và đang hoạt động ở đáy phạm vi.

BTC đã quét qua mức thấp nhất của ngày thứ 2 tại 29.040 đô la và đang hướng tới mục tiêu trở lại mức cao nhất của hôm đó là 31.309 đô la, trùng với mức thoái lui 50% của phạm vi ngày 10/5. Các nhà đầu tư đang chờ đợi bên lề có thể lướt sóng trong phạm vi này một cách dễ dàng bằng cách mở vị thế Long quanh đáy phạm vi.

Bitcoin 1

Biểu đồ BTC 1 giờ | Nguồn: TradingView

Mục tiêu đầu tiên là mức cao hôm thứ 2 tại 31.309 đô la, xóa bỏ rào cản này sẽ mở ra con đường hướng đến rào cản tiếp theo tại 32.671 đô la. Xem xét trạng thái của thị trường và các altcoin đang bùng nổ mạnh mẽ, dòng vốn có khả năng xoay vòng vào BTC, đẩy nó trở lại khu vực 35.000 đến 36.000 đô la. Breakdown phạm vi này là những gì đã gây ra sự cố ban đầu từ góc độ dài hạn.

Giá di chuyển đến rào cản 36.000 đô la có thể khiến nhiều trader phấn khích và “làm mờ mắt” họ với phán đoán về một đợt tăng giá. Tuy nhiên, đây sẽ là thiết lập hoàn hảo cho long squeeze hoặc một cú nảy mèo chết. Bất kể điều gì xảy ra xung quanh mốc 36.000 đô la, những người tham gia thị trường có thể đẩy giá tăng trong tuần tới để có lợi nhuận tốt.

Hoạt động của cá voi Bitcoin phù hợp với ý tưởng tăng giá

Cá voi nắm giữ từ 1.000 đến 10.000 BTC có liên quan nhiều nhất đến giá Bitcoin so với bất kỳ nhóm holder nào khác. Do đó, theo dõi sát sao các nhà đầu tư này sẽ giúp hiểu được luận điểm đầu tư của họ.

Số lượng ví chứa 1.000 đến 10.000 BTC đã tăng từ 2.127 lên 2.133 trong tuần qua. Mặc dù mức tăng có thể không nhiều trên cơ sở phần trăm, nhưng 6 ví mới đã tham gia vào danh mục này, gợi ý về động thái tích lũy. Như vậy, xu hướng này tiết lộ những người tham gia thị trường cũng đang tìm cách bắt kịp xu hướng tăng nhỏ chưa xảy ra.

Bitcoin 2

Phân phối nguồn cung BTC | Nguồn: Santiment 

Ngoài ra, các ví chứa 10.000 đến 100.000 BTC cũng tăng 88 lên 89 cá voi trong tuần qua. Nhưng điều đáng chú ý là những cá voi này đã tích lũy từ ngày 22/2.

Làm thế nào để giao dịch giữa cú nảy mèo chết?

Từ khung thời gian một ngày, đợt tăng giá được nêu chi tiết ở trên là có khả năng do mô hình phân kỳ tăng giá. Thiết lập kỹ thuật này xảy ra khi giá hình thành đáy thấp hơn trong khi chỉ báo xung lực, trong trường hợp này là Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI), tạo ra đáy cao hơn.

Mô hình nói trên cho thấy triển vọng tăng giá cho tài sản cơ bản, trong trường hợp này là Bitcoin.

Trong khi kịch bản ngắn hạn hấp dẫn, các nhà đầu tư không nên để mất bức tranh toàn cảnh vì long squeeze sẽ chỉ hoàn tất sau một vụ sụp đổ lớn. Nến hàng ngày đóng dưới 27.668 đô la sẽ kích hoạt giảm thêm xuống 18.179 đô la. Đây cũng là mục tiêu được thiết lập cờ gấu dự báo.

Bitcoin 3

Biểu đồ BTC/USDT 1 ngày | Nguồn: TradingView

Thật thú vị, 18.179 đô la là mức hợp lưu vì nhiều khung thời gian chỉ ra rằng đáy vĩ mô có thể hình thành xung quanh mức này. Động thái di chuyển từ 36.000 đô la xuống 18.000 đô la sẽ giảm tương ứng 50%. Điều này không phải là chưa từng xảy ra trong không gian tiền điện tử, ít nhất là đối với giá Bitcoin.

Chỉ báo on-chain gợi ý đáy chưa xảy ra

Hỗ trợ thêm cho quan điểm về đáy vĩ mô của Bitcoin là các chỉ báo on-chain, cũng cho thấy khả năng xảy ra sự cố tiếp theo.

Lãi/lỗ ròng chưa thực hiện (NUPL) là một trong những số liệu đó. Chỉ báo này cho biết sự chênh lệch giữa những holder có lợi nhuận chưa thực hiện tương đối và thua lỗ chưa thực hiện tương đối. Giá trị thu được về cơ bản đại diện cho tâm lý thị trường. Chỉ báo thay đổi cho thấy tâm lý của các nhà đầu tư thay đổi và có thể giúp dự đoán các đỉnh, đáy của thị trường.

NUPL có xu hướng báo hiệu đỉnh thị trường khi nó phát hiện tâm lý của các nhà đầu tư bước vào giai đoạn “Tham lam”. Đây thường là thời điểm tốt để chốt lời, có xu hướng đẩy nhanh quá trình điều chỉnh giá. Khi giá giảm, tâm lý thị trường cũng vậy, chuyển từ “Tham lam” sang “Từ chối”, từ “Từ chối” sang “Lo lắng”, từ “Lo lắng” sang “Sợ hãi” và từ “Sợ hãi” sang “Đầu hàng” để đánh dấu mức đáy của thị trường.

Sau mức cao nhất mọi thời đại tại 69.000 đô la, NUPL đã chuyển từ “Tham lam” sang “Từ chối”. Giá điều chỉnh dưới 40.000 đô la vào tháng 5/2021 và dưới 47.000 đô la vào tháng 12/2021 đã chứng kiến ​​tâm lý thị trường chuyển từ “Từ chối” sang “Lo lắng”. Gần đây nhất, mức giảm dưới 30.000 đô la đã thay đổi tâm lý thị trường từ “Lo lắng” sang “Sợ hãi”.

Nếu số liệu on-chain này vẫn chính xác như 10 năm qua để dự đoán các đáy thị trường, thì sẽ có thêm một đợt điều chỉnh dốc khác (có lẽ về mức 18.179 đô la) và tâm lý đi từ “Sợ hãi” sang “Đầu hàng” để chấm dứt xu hướng giảm.

BTC NUPL | Nguồn: Glassnode

Không giống như hầu hết các thời điểm, giá Bitcoin đang ở một vị trí thực sự tốt cho cả nhà đầu tư dài hạn và ngắn hạn. Đối với những người thích rủi ro cao hơn, xu hướng tăng nhẹ đến 36.000 đô la là hợp lý, nhưng những nhà đầu tư này cần phải cẩn thận với long-squeeze trong thời gian dài.

Bất kể triển vọng ngắn hạn là gì, nếu giá Bitcoin tạo nến hàng tuần đóng trên 52.000 đô la, luận điểm giảm giá sẽ bị vô hiệu. Trong trường hợp đó, giá BTC có thể tăng cao hơn và nhắm đến mức cao nhất mọi thời đại hiện tại là 69.000 đô la.

Tham gia Telegram của HoiQuanNet để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://hoiquannet.com

Minh Anh

Theo Cointelegraph