Bitcoin bứt phá vùng giá mới – Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Bitcoin – tài sản dẫn đầu thị trường crypto – đang tạo nên một câu chuyện breakout đầy ấn tượng, khi phá vỡ dứt khoát hai ngưỡng kháng cự quan trọng từng cản trở đà tăng ngắn hạn. Với việc BTC tiếp tục lập đỉnh giá mới và giữ vững trên mức kháng cự 112.000 đô la, câu hỏi đặt ra là điều gì đang chờ đợi trader tiếp theo?

Về tình hình thị trường, chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite vừa khép lại phiên giao dịch với mức cao kỷ lục lần thứ ba trong bốn phiên, trong khi hợp đồng tương lai vàng cũng leo lên 3.370 đô la/ounce. Nhìn chung, các tài sản rủi ro đang đồng loạt tăng giá, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục duy trì lập trường thận trọng về chính sách tiền tệ.

Đà tăng của Bitcoin cũng trùng hợp với dữ liệu việc làm vượt kỳ vọng tại Mỹ – bảng lương phi nông nghiệp tăng 147.000 việc làm trong tháng 6, so với dự báo chỉ 110.000. Mặc dù dữ liệu khả quan ban đầu khiến BTC giảm xuống dưới 109.000 đô la do lo ngại Fed tăng lãi suất, nhưng thị trường đã nhanh chóng hấp thụ áp lực bán và đẩy giá lên mức đỉnh cục bộ mới.

Sự tham gia của tổ chức vẫn là yếu tố thúc đẩy chính. Tháng 7 đã chứng kiến dòng tiền đổ vào các quỹ Bitcoin ETF vượt mốc 50 tỷ đô la. Lực mua bền vững từ các nhà đầu tư tổ chức không chỉ giúp BTC trụ vững khi có điều chỉnh, mà còn củng cố vai trò của Bitcoin – từ một tài sản đầu cơ sang công cụ phân bổ danh mục đầu tư chiến lược.

Bitcoin ETF giao ngay tại Hoa Kỳ | Nguồn: Sosovalue

Sự kết hợp giữa breakout kỹ thuật và các tổ chức tích lũy đang khiến giới trader tự hỏi: Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo khi Bitcoin dường như đã vượt qua rào cản cuối cùng để tiến vào vùng giá chưa từng có.

Biểu đồ Bitcoin: Hai lần breakout hướng đến kháng cự cuối cùng

Bitcoin tăng mạnh lên 113.000 đô la đã mang lại mức cao nhất mọi thời đại (ATH) mới và là một cú breakout kỹ thuật dứt khoát khỏi hai mô hình giới hạn giá trong nhiều tuần qua.

Trên biểu đồ khung 4 giờ, có thể thấy rõ cú phá vỡ khỏi mô hình tam giác đối xứng, trong khi ở khung ngày, đà tăng ít mạnh mẽ hơn với những chuyển động nhỏ hơn.

Điều này là bình thường trong các mô hình dạng này, nhưng nến dài vừa hình thành đã khẳng định rõ xu hướng, gần như không còn nghi ngờ gì về độ tin cậy của cú breakout.

Tín hiệu xác nhận đã rõ ràng, đủ để khiến hầu hết các chỉ báo kỹ thuật trên khung thời gian ngắn hạn chuyển sang xu hướng tăng giá.

Biểu đồ giá BTC | Nguồn: TradingView

Trên biểu đồ khung 4 giờ, Chỉ số định hướng trung bình (ADX) ở mức 27 – thường được xem là tín hiệu xác nhận thị trường đang trong xu hướng. ADX đo lường sức mạnh của xu hướng bất kể hướng đi (tăng hay giảm) và khi vượt ngưỡng 25, nó báo hiệu cho các trader giao dịch theo đà rằng xu hướng bền vững đang hình thành – thường dẫn đến các lệnh mua có hệ thống từ chiến lược giao dịch theo xu hướng.

Tuy nhiên, chỉ báo sức mạnh tương đối (RSI) hiện ở mức 75, tức là Bitcoin đang trong vùng quá mua. Có thể hình dung RSI như nhiệt kế của thị trường – khi chỉ số quá cao, nó cảnh báo thị trường sẽ cần một đợt “giảm nhiệt”. Trong trường hợp này, nó có thể ám chỉ giá sẽ điều chỉnh nhẹ sau cú tăng mạnh gần đây. Dù vậy, Bitcoin từng ghi nhận các mức RSI cao hơn mà vẫn giữ được đà tăng ổn định.

Chỉ báo Squeeze Momentum trên biểu đồ ngày đang ở trạng thái “off”, cho thấy biến động đã được giải phóng khỏi giai đoạn nén gần đây – đúng như phân tích kỹ thuật trước đó. Điều này ám chỉ đợt breakout ban đầu đã hoàn tất và giờ là lúc các trader cần chuẩn bị cho một trong hai kịch bản: tiếp diễn xu hướng hoặc hợp nhất tại vùng giá hiện tại.

Tổng thể, giá đang phát ra nhiều tín hiệu lạc quan. Mặc dù khả năng tiếp diễn xu hướng tăng là cao, một đợt điều chỉnh ngắn hạn cũng sẽ không làm thay đổi cấu trúc xu hướng chính, vì các nến điều chỉnh hiện tại chỉ thể hiện những biến động nhỏ.

Biểu đồ ngày cũng cho thấy cấu trúc kỹ thuật tích cực, với nhiều tín hiệu xác nhận Bitcoin đã thoát ra khỏi kênh giảm giá từng kìm hãm kể từ đỉnh tháng 5 (được thể hiện bằng các đường màu vàng trên biểu đồ).

bitcoin
Biểu đồ giá BTC | Nguồn: TradingView

Hiện tại, một vùng hỗ trợ tăng giá đang hình thành (đường màu trắng trên biểu đồ), dựa trên các đáy trong ngày của Bitcoin vào thời điểm điều chỉnh tháng 4 và cuối tháng 6. Nếu được xác nhận, Bitcoin có thể sẽ dao động quanh vùng hỗ trợ này và duy trì đà tăng, với mức 110.000 đô la có thể trở thành vùng hỗ trợ mới vào cuối tháng.

Trên biểu đồ ngày, chỉ báo RSI ở mức 67, cho thấy động lực tăng lành mạnh mà chưa chạm vùng quá mua (trên 70). Điều này ám chỉ vẫn còn dư địa để giá tiếp tục đi lên. Chỉ số này cho thấy áp lực mua vẫn mạnh nhưng chưa đến mức cực đoan – vốn thường dẫn đến các đợt điều chỉnh.

Chỉ báo ADX ở mức 12 trên biểu đồ ngày tức là xu hướng vẫn đang trong giai đoạn hình thành và chưa đủ mạnh để xác nhận mô hình rõ ràng – điều thường thấy khi biểu đồ ngắn hạn chứa nhiều “nhiễu” thị trường. Mặc dù chưa vượt qua ngưỡng 25 – mốc xác nhận xu hướng mạnh, mức ADX thấp sau khi breakout thường là dấu hiệu của sự bình lặng trước cơn bùng nổ. Nhiều trader xem đây là giai đoạn tích lũy trước khi giá bật tăng mạnh trở lại.

Phân tích đường trung bình động (EMA), Bitcoin hiện đang giao dịch cao hơn cả đường EMA 50 và EMA 200 trên nhiều khung thời gian. Khoảng cách ngày càng mở rộng giữa hai đường EMA này (còn gọi là phân kỳ đường trung bình động) thường là tín hiệu của xu hướng mạnh và cũng đóng vai trò như hỗ trợ động trong các đợt điều chỉnh giá.

Các mức giá quan trọng:

– Hỗ trợ gần nhất: 110.197 đô la (mức retest sau breakout).

– Hỗ trợ mạnh: 105.000 – 108.700 đô la (đường hỗ trợ).

– Kháng cự dự kiến: 115.000 đô la (mục tiêu đo từ cú breakout tam giác và các mức mở rộng Fibonacci).

Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo với Bitcoin?

Sự kết hợp giữa các cú breakout kỹ thuật, dòng tiền từ tổ chức, cùng với điều kiện vĩ mô hỗ trợ đang tạo tiền đề cho khả năng Bitcoin tiếp tục xu hướng tăng vượt qua kháng cự tại mức cao nhất mọi thời đại. Tuy nhiên, các trader chuyên về phân tích kỹ thuật nên theo dõi chỉ báo ADX hàng ngày để xem liệu có vượt ngưỡng 25 nhằm xác nhận sức mạnh xu hướng hay không, đồng thời chú ý các dấu hiệu phân kỳ RSI khi Bitcoin thất bại trong việc tạo đỉnh mới.

Trader trên thị trường dự đoán Myriad đang rất lạc quan về xu hướng tăng này. Hiện tại, người dùng Myriad đánh giá xác suất Bitcoin không giảm xuống dưới 100.000 đô la trong suốt tháng 7 là 87%. Đây gần như là một “kèo chắc ăn” khi xác suất Bitcoin giữ trên mức 109.000 đô la vào cuối tuần đạt đến 90%, với mức tăng xác suất lên đến 40% chỉ trong một đêm.

Nguồn: Myriad

Tương tự, người dùng Myriad còn tin chắc hơn rằng Bitcoin sẽ đạt mốc 115.000 đô la trước khi có thể giảm xuống 95.000đô la, với xác suất tăng từ 69% lên 87% chỉ trong ngày qua.

Nguồn: Myriad

Về dài hạn, tháng 7 vẫn có thể là thời điểm biến động mạnh đối với Bitcoin, khi các chính sách từ chính quyền Tổng thống Donald Trump, bao gồm dự luật “Big Beautiful Bill”, có thể mở rộng thâm hụt ngân sách Mỹ lên đến 3,3 nghìn tỷ đô la – thường được xem là tích cực cho các tài sản khan hiếm như BTC.

Bên cạnh đó, thời hạn ngày 22/7 cho báo cáo của Nhà Trắng về lệnh hành pháp liên quan đến crypto, cùng các cập nhật tiềm năng về Dự trữ Chiến lược Bitcoin của Mỹ cũng được xem là những yếu tố bất ngờ có thể ảnh hưởng mạnh đến thị trường.

Minh Anh

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM