Giá XRP tăng đột biến khi Ripple phản bác vụ kiện 1.3 tỷ đô la của SEC

Giá XRP tăng vọt lên tới 86% — chỉ 1 ngày sau khi Ripple Labs đệ trình đơn phản hồi đối với vụ kiện 1.3 tỷ đô la của Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Hoa Kỳ (SEC).

Vào thời điểm viết bài, XRP có giá khoảng 0.47 đô la, tăng 38% trong ngày, 70.8% trong tuần qua.

Một số chuyên gia cho rằng mức tăng đột biến này là kết quả của “pump” được một nhóm người dùng trong Telegram điều phối.

Nhà nghiên cứu Larry Cermak đã tweet:

“XRP đang được pump (thúc đẩy tăng giá) bởi một nhóm Telegram và tăng hơn 50% trong 45 phút. Đó là một thiết lập hoàn hảo để pump vì rất nhiều người short do vụ kiện của SEC, rất ít người bán còn lại và tỷ lệ thả nổi cũng thấp. Bạn có thể pump nó tương đối dễ dàng”.

xrp

Biểu đồ giá XRP/USD 5 ngày | Nguồn: TradingView

SEC đã đệ đơn kiện Ripple Labs và các giám đốc điều hành vào ngày 22/12, với cáo buộc công ty đã kiếm được khoảng 1.38 tỷ đô la bằng cách bán các token XRP kể từ năm 2013 – vốn chưa được đăng ký và do đó là chứng khoán bất hợp pháp. Điều này dẫn đến sự sụp đổ của giá XRP khi các sàn giao dịch lớn và nhỏ nhanh chóng bắt đầu gỡ niêm yết — hoặc ít nhất là tạm ngừng các cặp giao dịch tương ứng.

Ethereum đã làm được điều đó

Trong phản hồi chính thức dài 93 trang được đệ trình vào ngày 29/1 và công bố vào ngày hôm sau, Ripple tuyên bố vụ kiện dựa trên “một lý thuyết pháp lý chưa từng có và sai lầm” và do đó, cơ quan quản lý “không có thẩm quyền điều chỉnh” XRP.

“Trong số nhiều điều khác, lý thuyết đó không xem xét việc XRP thực hiện một số chức năng khác với các chức năng của ‘chứng khoán’ như luật đã quy định thuật ngữ đó trong nhiều thập kỷ. Ví dụ: XRP hoạt động như một phương tiện trao đổi”, các luật sư của Ripple viết và nói thêm: “Nó không phải là chứng khoán và SEC không có thẩm quyền để điều chỉnh nó như một chứng khoán”.

Ngoài phản hồi, Ripple cũng đã đệ đơn yêu cầu Đạo luật Tự do Thông tin (FOIA), về cơ bản là yêu cầu SEC làm rõ lý do tại sao cơ quan này cáo buộc XRP có một số thuộc tính của chứng khoán nhưng ETH thì không.

Trong yêu cầu FOIA của mình, Ripple yêu cầu “tất cả thông tin liên lạc với Ethereum Foundation và/hoặc các công ty có liên quan khác” cũng như “các cá nhân trong hệ sinh thái Ether (bao gồm nhưng không giới hạn, Vitalik Buterin, Anthony Di Iorio, Charles Hoskinson, Mihai Alisie, Amir Chetrit, Joseph Lubin, Gavin Wood và Jeffrey Wilcke)”.

“… Và tất cả các tài liệu, bao gồm thông tin liên lạc nội bộ, phân tích và tài liệu khác, được Giám đốc Hinman, hoặc bất kỳ Giám đốc, Nhân viên hoặc Ủy viên hiện tại hoặc cũ nào khác chuẩn bị hoặc dựa vào để xác định ETH không phải là chứng khoán, bao gồm các bản thảo về tuyên bố của Giám đốc Hinman liên quan đến ETH và các phân tích do nhân viên SEC chuẩn bị”.

Rõ ràng, ít nhất một số phần trong hàng rào bảo vệ của Ripple bao gồm việc công ty nói thẳng “Nhưng còn ETH thì sao?” Mặc dù đúng là cả XRP và ETH đều được ra mắt lần đầu tiên thông qua các đợt ICO (tương ứng vào năm 2013 và 2014), nhưng ETH đã phát triển thành một hệ sinh thái phi tập trung hoàn toàn vì những người sáng lập của nó đã phần nào rời xa dự án. Mặt khác, Ripple giữ lại phần quyền kiểm soát đáng kể đối với XRP, theo như SEC đã cáo buộc trong đơn khiếu nại vào tháng 12.

“Vào tháng 8/2013, Ripple bắt đầu đưa ra các đề nghị chưa đăng ký và bán XRP để đổi lấy fiat hoặc tài sản kỹ thuật số như Bitcoin”, SEC viết trong đơn khiếu nại của mình, đồng thời cho biết thêm: “Ripple tham gia vào đợt chào bán chứng khoán bất hợp pháp này từ năm 2013 đến nay, mặc dù Ripple đã nhận được lời khuyên pháp lý ngay từ năm 2012 rằng trong một số trường hợp nhất định, XRP có thể được coi là ‘hợp đồng đầu tư’ và do đó là chứng khoán theo luật chứng khoán liên bang”.

Hơn nữa, chủ tịch điều hành Chris Larsen của Ripple Lab và CEO Brad Gardlinghouse của công ty đã “dàn xếp các vụ mua bán bất hợp pháp này và thu lợi cá nhân khoảng 600 triệu đô la từ việc bán XRP chưa đăng ký”, SEC kết luận.

Minh Anh

Theo Cryptoslate

Theo dõi trang Twitter | Theo dõi kênh Telegram | Theo dõi trang Facebook