5 lý do nên đầu tư Bitcoin vào năm 2021
Bitcoin là một khoản đầu tư tốt vào năm 2021? Bài viết này chỉ ra 5 lý do cụ thể tại sao câu trả lời có thể là có và tại sao diễn biến tăng giá của tiền điện tử hàng đầu chỉ mới bắt đầu. Nhưng trước tiên, hãy điểm lại một số cột mốc lịch sử và tổng quan vĩ mô.
Vào năm 2017, Bitcoin đã có một năm đáng kinh ngạc, với đợt tăng giá đã mang lại cho các nhà đầu tư mức lợi nhuận 1,350% và mức cao nhất mọi thời đại 20,000 đô la như một món quà Giáng sinh sớm. Tuy nhiên, vào năm 2018, câu chuyện đã rất khác. Bitcoin mất hơn 70% giá trị, giảm từ 14,000 đô la vào ngày 1/1 xuống dưới 4,000 đô la vào cuối năm. Thị trường gấu kéo dài trong suốt năm 2018 – 2019 và nhiều công ty liên quan đến lĩnh vực này đã không thể sống sót qua mùa đông tiền điện tử kéo dài.
Vào đầu năm 2020, các nhà đầu tư Bitcoin đã bắt đầu một năm với tâm trạng lạc quan. Thị trường gấu đã kết thúc và Bitcoiner chờ đợi halving lần ba vào tháng 5 để cung cấp chất xúc tác cho một đợt tăng giá mới. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 như một sự kiện thiên nga đen dội gáo nước lạnh vào những hy vọng của thị trường tăng giá. Vào tháng 3, giá Bitcoin nhanh chóng giảm về dưới 4,000 đô la, giảm hơn 50% khi các nhà đầu tư trên tất cả các thị trường chuyển sang tiền mặt do đại dịch.
Bất chấp những tổn thất nặng nề vào tháng 3/2020 và phản ứng hỗn loạn đối với COVID từ các chính phủ, thị trường toàn cầu kể từ đó phục hồi đặc biệt tốt. Khi vắc-xin COVID được giới thiệu, S&P 500 đã đảo ngược tất cả các khoản lỗ năm 2020 và tiếp tục đà tăng giá nhiều năm do dư thừa tín dụng và tiền nhanh chóng được đổ vào thị trường chứng khoán.
Mặc dù vàng đã hoạt động như một tài sản trú ẩn an toàn vào khoảng thời gian ban đầu khi đại dịch lan rộng, nhưng kể từ đó, nó đã giảm từ mức đỉnh 2,070 đô la vào tháng 8/2020. Trước sự kinh hoàng của tay trọc phú vàng cũng là người hoài nghi Bitcoin khét tiếng Peter Schiff, vàng hiện chỉ còn khoảng 1,800 đô la/ounce và vẫn đang dần thấp hơn.
Như Bitcoin thì thế nào? Một lần nữa, nó vượt trội hơn tất cả các loại tài sản khác vào năm 2020 và thực sự trên hầu hết mọi khung thời gian trong suốt 10 năm qua. Bước sang năm 2021, đà tăng tiếp tục được duy trì.
ROI của Bitcoin và các tài sản truyền thống (USD)| Nguồn: Case Bitcoin
Đối với các nhà đầu tư mới khám phá Bitcoin lần đầu tiên, bối cảnh có thể khó hiểu, thậm chí đáng sợ. Quan điểm về Bitcoin rất khác nhau từ những người ủng hộ xu hướng tăng giá mạnh mẽ cho đến những người coi nó là kế hoạch ponzi vô giá trị. Nếu bạn đang tự hỏi mình “tôi có nên đầu tư vào Bitcoin không?”, thì đây là 5 lý do tại sao điều đó có thể hợp lý.
Bitcoin ngày càng được chấp nhận nhiều hơn
Mức độ chấp nhận Bitcoin trên toàn cầu ngày càng cao hơn. Ví dụ, số lượng người dùng ví Blockchain phổ biến tăng đều đặn trong suốt năm 2020, tăng mạnh vào tháng 11 năm ngoái và vẫn duy trì tốc độ kể từ đó.
Địa chỉ ví Bitcoin tiếp tục tăng vào năm 2021
Dữ liệu của công ty cho thấy mức tăng từ 45 triệu lên hơn 66 triệu ví trong 12 tháng qua.
Tuy nhiên, số ví chỉ là một phần của câu chuyện. Có rất nhiều người nắm giữ lưu trữ Bitcoin tại các tổ chức custody (lưu ký) như Coinbase, Cash App của Square hoặc PayPal.
Ví dụ, số lượng người mua BTC qua Cash App tiếp tục tăng. Doanh thu Bitcoin của Cash App tăng vọt lên 1.63 tỷ đô la, với tổng lợi nhuận là 32 triệu đô la trong quý 3/2020, tăng 1,000% so với cùng kỳ năm ngoái.
Được sự phát triển của Cash App thúc đẩy, PayPal đã đẩy nhanh việc triển khai tính năng tiền điện tử của mình và hiện cho phép tất cả khách hàng đủ điều kiện ở Hoa Kỳ mua, bán và nắm giữ Bitcoin, ETH, BCH và LTC. Việc mua tiền điện tử được giới hạn ở mức 20,000 đô la một tuần, gấp đôi so với mức 10,000 đô la được công bố ban đầu do nhu cầu của người dùng chưa từng có và không có phí giao dịch tiền điện tử trên PayPal cho đến cuối năm nay. Bắt đầu từ quý 1/2021, 26 triệu người bán của PayPal sẽ có thể chấp nhận tiền điện tử làm phương thức thanh toán.
Khi thị trường bò Bitcoin tiếp tục nóng lên, có rất nhiều đà tăng cho cả người mua bán lẻ cũng như tổ chức theo đuổi và nhiều người nắm giữ các token khác tiếp tục trao đổi để lấy lại Bitcoin. Nếu nhu cầu đó tiếp tục tăng, nó có thể dẫn đến biến động giá thậm chí bùng nổ hơn như đã thấy trong các chu kỳ Bitcoin trước đây.
Đề xuất giá trị của Bitcoin hoàn toàn phù hợp với môi trường vĩ mô
Bitcoin được sinh ra từ Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009. Trong bối cảnh ngân hàng thất bại, các gói cứu trợ của chính phủ và nới lỏng định lượng, Bitcoin đã lặng lẽ được triển khai, bị mọi người phớt lờ ngoại trừ một nhóm nhỏ nhưng duy tâm.
Một thập kỷ sau, chúng ta đang chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính mới với nhiều gói cứu trợ hơn, lãi suất thấp lịch sử và nới lỏng định lượng gia tăng.
Cả cá nhân cũng như công ty ngày càng nhận thức nhiều hơn về đề xuất giá trị độc đáo và vị trí của Bitcoin trong môi trường vĩ mô này. Vào năm 2020, nhà đầu tư vĩ mô nổi tiếng Paul Tudor Jones nói rằng Bitcoin nhắc nhở ông về vai trò của vàng trong những năm 1970. Trong báo cáo có tiêu đề Đại lạm phát tiền tệ, ông đã giải thích lý do tại sao quỹ Tudor BVI của ông đã đầu tư từ 1 đến 2% tài sản vào các hợp đồng tương lai Bitcoin.
Tudor Jones cho biết:
“COVID-19 là một loại virus độc nhất vô nhị đã gây ra phản ứng chính sách có một không hai trên toàn cầu. Nó đã xảy ra với tốc độ đến nỗi ngay cả một người kỳ cựu trên thị trường như tôi cũng không nói nên lời. Chỉ kể từ tháng 2, tổng cộng 3.9 nghìn tỷ đô la toàn cầu (6.6% GDP toàn cầu) được tạo ra một cách kỳ diệu thông qua nới lỏng định lượng. Chúng ta đang chứng kiến Đại lạm phát tiền tệ (GMI) – sự mở rộng chưa từng có của mọi hình thức tiền tệ không giống như bất cứ điều gì mà thế giới phát triển từng thấy”.
Satoshi Nakamoto dường như đã thiết kế Bitcoin như một giải pháp khả thi cho tình huống này. Vào năm 2009, ngay sau khi phát hành white paper Bitcoin, cha đẻ Bitcoin đã đăng lên một diễn đàn internet. Ông nói:
“Vấn đề gốc rễ của tiền tệ thông thường là tất cả sự tin tưởng cần thiết để làm cho nó hoạt động. Ngân hàng trung ương phải được tin cậy để không giảm giá tiền tệ, nhưng lịch sử của các loại tiền fiat đầy rẫy những vi phạm niềm tin đó. Các ngân hàng phải được tin cậy để giữ tiền của chúng ta và chuyển tiền qua điện tử, nhưng họ cho vay trong làn sóng bong bóng tín dụng mà chỉ có một phần nhỏ trong dự trữ”.
Tương tự, vào tháng 5/2020, CEO Raoul Pal của Real Vision nhận định khi các ngân hàng trung ương áp dụng nới lỏng định lượng, tiền đề được thiết lập để các tài sản cứng như Bitcoin và vàng hoạt động tốt.
“Việc nới lỏng định lượng quyết liệt đối với tiền fiat đáp ứng những khoản tiền khó khăn nhất tự động thắt chặt định lượng. Bitcoin chiến thắng. Đây là một trong những cách thiết lập tốt nhất trong bất kỳ loại tài sản nào mà tôi từng chứng kiến… kỹ thuật, cơ bản, dòng tiền”.
Sự tương phản giữa việc nới lỏng định lượng của ngân hàng trung ương và nguồn cung tiền ngày càng mở rộng so với việc thắt chặt định lượng sau halving Bitcoin thứ ba là rõ ràng. Nguồn cung tiền fiat đang tăng lên nhanh chóng, trong khi câu chuyện về sự khan hiếm của Bitcoin ngày càng trở nên quan trọng.
Việc in tiền đã ảnh hưởng đến giá tài sản. Cổ phiếu, trái phiếu và bất động sản đều bị đẩy lên mức chưa từng có. Tái phân bổ nhỏ thậm chí 1% từ các loại tài sản khác sang Bitcoin sẽ đại diện cho dòng vốn chảy vào lớn hơn vốn hóa thị trường hiện tại của Bitcoin.
Điều gì sẽ xảy ra nếu mô hình Bitcoin Stock to Flow được giữ?
Mô hình ‘stock to flow’ (S2F) có thể được sử dụng để định lượng độ khan hiếm của hàng hóa. Stock đại diện cho tổng lượng cung đang lưu thông và flow đại diện cho lượng cung mới mỗi năm.
Vì Bitcoin là phần mềm mã nguồn mở với lịch trình cung cố định, nên có thể đo lường S2F của Bitcoin với độ chính xác 100%. Sau khi Bitcoin halving lần 3 vào tháng 5/2020, S2F hiện tại của Bitcoin là 56, gần bằng với vàng. Tuy nhiên, sau halving tiếp theo, Bitcoin sẽ khan hiếm gấp đôi so với vàng.
Trader PlanB đã tạo ra mô hình Bitcoin Stock-to-Flow (S2F). Ông lập luận rằng sự khan hiếm ngày càng tăng của Bitcoin sẽ làm tăng giá trị của nó. PlanB kể từ đó đã cập nhật mô hình ban đầu của mình thành mô hình giá tài sản chéo. Về dự đoán giá, mô hình cho biết Bitcoin có thể đạt $288K trong chu kỳ này nếu mô hình tiếp tục giữ vững. Trong khi không ai biết liệu nó có thực hiện được hay không, với khả năng thu được lợi nhuận cao như vậy, có lẽ cần có một lượng nhỏ Bitcoin.
Mô hình tài sản chéo S2F Bitcoin | Nguồn: PlanBTC.com
Trong khi có những người chỉ trích mô hình stock to flow, các nhà đầu tư nổi tiếng khác đã lưu ý. Trong một báo cáo tháng 7/2020 của Fidelity, nhà đầu tư Hoa Kỳ cho biết:
“Hàng hóa có S2F cao trong lịch sử đóng vai trò là kho lưu trữ giá trị vượt trội. Stock-to-flow của Bitcoin sẽ làm lu mờ vàng sau khi halving tiếp theo (năm 2024)”.
Tương tự, Grayscale Investment có trụ sở tại Hoa Kỳ đã công bố một báo cáo cho biết “Hàng hóa có tỷ lệ stock-to-flow cao như Bitcoin, vàng và bạc đã được sử dụng như kho lưu trữ giá trị”.
Có một số yếu tố có thể cung cấp các xu hướng phù hợp với mô hình stock to flow. Nó có thể chỉ phụ thuộc vào cung và cầu đơn giản. Do giao thức của Bitcoin có giới hạn 21 triệu, điều này tạo ra sự khan hiếm kỹ thuật số duy nhất. Khi nhu cầu tăng lên, không có khả năng tăng cung. Nguồn cung chỉ có thể đến từ những người nắm giữ Bitcoin hiện tại, những người sẵn sàng bán. Nếu có nhiều người mua hơn người bán, cầu phải đáp ứng cung ở mức giá cân bằng cao hơn.
Có một số dữ liệu để chứng tỏ khủng hoảng nguồn cung đang dần hình thành. Một khối giao dịch mới được thêm vào blockchain Bitcoin khoảng 10 phút 1 lần. Miner xác minh mỗi khối sẽ nhận được phần thưởng khối. Sau halving thứ ba vào tháng 5/2020, phần thưởng khối đã giảm từ 12.5 xuống 6.25 Bitcoin cho mỗi khối.
Trung bình 144 khối được khai thác mỗi ngày và 6.25 Bitcoin mới được tạo ra với mỗi khối. 144 x 6.25 = trung bình 900 Bitcoin mới được khai thác mỗi ngày.
Với việc PayPal ra mắt dịch vụ mới cho phép khách hàng mua, bán và giữ tiền điện tử trực tiếp từ tài khoản PayPal, có vẻ như chỉ riêng nhu cầu PayPal cũng có thể vượt quá nguồn cung Bitcoin mới hàng ngày.
Như Pantera Capital đã chỉ ra trong lá thư tháng 12, nhà cung cấp cơ sở hạ tầng tiền điện tử của PayPal là Paxos. Trước khi PayPal tích hợp tiền điện tử, sàn giao dịch do Paxos điều hành itBit đã thực hiện một khối lượng giao dịch khá ổn định – đường màu trắng trong biểu đồ bên dưới.
Khi PayPal hoạt động, khối lượng bắt đầu bùng nổ. Sự gia tăng khối lượng itBit ngụ ý rằng trong vòng 2 tháng kể từ khi đi vào hoạt động, PayPal mua hơn 100% nguồn cung Bitcoin mới.
Mua Bitcoin tiềm ẩn trên PayPal | Nguồn: Pantera Capital
Wall Street đang chuyển sang tiền điện tử
Bitcoin là loại tài sản hoạt động tốt nhất năm 2020 như biểu đồ dưới đây cho thấy. Vàng và cổ phiếu bị đè bẹp khi so sánh.
ROI của các tài sản (1 năm) | Nguồn: Case Bitcoin
Hiệu suất mạnh mẽ của Bitcoin đã không thoát khỏi sự chú ý của các nhà phân tích, nhà đầu tư và công ty Wall Street. Vào tháng 8, công ty phân tích kinh doanh MicroStrategy thông báo đã đầu tư 250 triệu đô la vào Bitcoin, mua 21,454 Bitcoin như một phần của chiến lược phân bổ vốn. Kể từ tháng 8, công ty đã tăng tổng số tiền đầu tư vào Bitcoin lên 1.135 tỷ đô la.
CEO Michael Saylor của MicroStrategy cho biết:
“Khoản đầu tư này phản ánh niềm tin của chúng tôi rằng Bitcoin, với tư cách là tiền điện tử được chấp nhận rộng rãi nhất trên thế giới, là một kho lưu trữ giá trị đáng tin cậy và là tài sản đầu tư hấp dẫn với tiềm năng tăng giá lâu dài hơn so với việc giữ tiền mặt. MicroStrategy đã công nhận Bitcoin là tài sản đầu tư hợp pháp có thể vượt trội so với tiền mặt và do đó đã khiến Bitcoin trở thành tài sản nắm giữ chính trong chiến lược dự trữ kho bạc”.
Theo sau sự dẫn đầu của MicroStrategy, vào tháng 10, nền tảng thanh toán Square thông báo đã đầu tư 50 triệu đô la vào Bitcoin, mua tổng cộng 4,709 Bitcoin. Square cho biết khoản đầu tư chiếm khoảng 1% tổng tài sản của họ.
Square cho biết họ thực hiện giao dịch mua này vì “Bitcoin có tiềm năng trở thành một loại tiền tệ phổ biến hơn trong tương lai và là một công cụ trao quyền kinh tế cung cấp một cách thức để thế giới tham gia vào hệ thống tiền tệ toàn cầu”.
CEO Jack Dorsey của Square là một nhà đầu tư và truyền bá Bitcoin lâu năm. Square trước đây đã đầu tư vào Bitcoin từ quan điểm đổi mới sản phẩm, lãnh đạo và pháp lý, và hôm nay thêm khoản đầu tư tài chính này. Công ty đã ra mắt giao dịch Bitcoin vào năm 2018 với Cash App, cho phép mua và bán Bitcoin. Vào năm 2019, công ty đã thành lập Square Crypto, một nhóm độc lập chỉ tập trung vào công việc mã nguồn mở Bitcoin vì lợi ích của tất cả mọi người và gần đây cũng đã ra mắt Cryptocurrency Open Patent Alliance (COPA), một tổ chức phi lợi nhuận khuyến khích đổi mới tiền điện tử và mở quyền truy cập vào các phát minh tiền điện tử đã được cấp bằng sáng chế.
Vào tháng 12, bất ngờ sau khi các tin tức cho rằng một nhà phân tích cấp cao của tập đoàn tài chính khổng lồ Citibank của Mỹ có một mức giá mục tiêu cực kỳ tăng cho Bitcoin. Thomas Fitzpatrick, người đứng đầu CitiFXTechnicals đã viết một báo cáo cho các khách hàng tổ chức của Citibank. Báo cáo cho biết có những điểm tương đồng rõ rệt giữa thị trường vàng những năm 1970 và Bitcoin ngày nay.
Fitzpatrick đã đưa ra biểu đồ Bitcoin và sử dụng phân tích kỹ thuật (TA) các mức cao và thấp trước đó để xác định. Anh cho biết toàn bộ sự tồn tại của Bitcoin được đặc trưng bởi thay đổi giá lớn“, chính xác là thứ duy trì xu hướng giá Bitcoin mục tiêu 318,000 đô la vào tháng 12/2021.
Fitzpatrick cho biết:
“Việc tách vàng khỏi tiền fiat, đại dịch COVID-19 và các ngân hàng trung ương theo đuổi chính sách nới lỏng định lượng tích cực có thể dẫn đến tăng trưởng bùng nổ giá Bitcoin trong tương lai”.
Không rõ mục tiêu có thực tế hay không, nhưng thực tế là loại phân tích xu hướng tăng giá này đang được giới thiệu cho các nhà đầu tư Wall Street là bản thân nó đang tăng giá.
Bitcoin luôn vượt qua mức cao nhất mọi thời đại trước đó sau một đợt giảm giá và phục hồi
Cuối cùng, đối với bất kỳ ai hỏi “tôi có nên mua Bitcoin”, việc xem xét dữ liệu giá lịch sử sẽ không bao giờ là vấn đề. Bitcoin đã chứng kiến nhiều đỉnh – đáy trong 10 năm qua và đã được báo cáo là “chết” hơn 383 lần trên các phương tiện truyền thông chính thống. Tuy nhiên, nó luôn cố gắng vượt qua mức cao nhất mọi thời đại gần đây nhất nên không có lý do gì để nghĩ rằng điều tương tự sẽ không xảy ra nữa.
Vào giữa năm 2011, giá Bitcoin chạm mức 30 đô la trên sàn giao dịch phổ biến nhất tại thời điểm đó Mt.Gox. Sau một vụ hack sàn giao dịch, giá đã giảm xuống mức thấp chỉ còn 2 đô la vào tháng 11/2011 trước khi phục hồi trở lại vào năm 2012.
Vào tháng 4/2013, Bitcoin đã nhanh chóng chạm mốc 260 đô la, trước khi giảm hơn 50% trong vòng vài giờ do Mt.Gox không thể xử lý khối lượng giao dịch gia tăng và bị tấn công DDoS. Mặc dù niềm tin của nhà đầu tư vào hệ sinh thái giao dịch Bitcoin đã giảm, nhưng Bitcoin chỉ mất 7 tháng để vượt qua mức cao gần đây nhất một lần nữa.
Vào cuối năm 2013, lần đầu tiên Bitcoin đạt mốc 1,000 đô la, nhưng giá dần dần sụp đổ xuống mức thấp nhất là 175 đô la trong 2 năm tiếp theo. Hai năm sau đó, vào đầu năm 2017, Bitcoin lại chạm mốc 1,000 đô la một lần nữa và vượt qua mức cao nhất mọi thời đại trước đó để đạt mức cao nhất mọi thời đại vào tháng 12/2017 là 20,000 đô la.
Dữ liệu giá lịch sử báo hiệu Bitcoin đã sẵn sàng vượt qua mức cao nhất mọi thời đại gần đây nhất – mà nó đã làm vào tháng 12. Cho dù mô hình stock to flow có được giữ hay không, có thể có đủ sự quan tâm đến Bitcoin để duy trì mức tăng giá chậm và ổn định. Trong khi đó, việc nới lỏng định lượng và tăng mức nợ của chính phủ sẽ góp phần vào lạm phát giá tài sản và giảm giá tiền tệ. Với việc vàng đã chững lại, Bitcoin vẫn có thể chứng minh mình là hàng rào cuối cùng.
Bitcoin dường như là ván cược bất đối xứng. Nếu một người chỉ đầu tư vào những gì đủ khả năng để mất thì rủi ro thua lỗ sẽ có hạn với lợi ích đáng kể. Dựa trên hiệu ứng mạng của Bitcoin, sự chấp nhận ngày càng tăng, cú sốc nguồn cung sau khi halving trong năm nay và bối cảnh vĩ mô biến động, Bitcoin dường như sẽ hoạt động tốt hơn vào năm 2021. Bạn sẽ đứng ngoài cuộc bao lâu?
Các bạn có thể xem giá BTC tại đây.
Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
Thùy Trang
Theo Brave New Coin
Theo dõi trang Twitter | Theo dõi kênh Telegram | Theo dõi trang Facebook