Áp lực bán gần đây đến từ holder ngắn hạn

Tạp chí Bitcoin sẽ xem xét các chỉ số on-chain của Bitcoin (BTC), cụ thể hơn là chỉ báo lãi/lỗ thực tế (NRPL), để đánh giá tốt hơn quy mô tổn thất trong đợt giảm ngày 4 tháng 12.

Lỗ thực tế (RL)

Lỗ thực tế đo lường giá trị của tất cả các đồng coin đã được chuyển ở mức giá thấp hơn giá đã mua. Do đó, nó đo lường tổng số tiền bị lỗ từ tất cả các đồng coin đã bị bán lỗ.

Kể từ khi xu hướng tăng bắt đầu vào tháng 3, khoản lỗ thực tế đã đạt mức cao nhất mọi thời đại là 2.191 tỷ đô la vào ngày 20 tháng 5 (vòng tròn đen). Vào thời điểm đó, BTC đã giảm từ khoảng $ 57.000 xuống còn $ 37.000.

khoản lỗ thực tế lại tăng vọt một lần nữa (vòng tròn màu xanh lam) vào ngày 26 tháng 6, khi BTC giảm xuống mức $ 31.000.

Tuy nhiên, chỉ số đã không tăng quá nhiều từ đó, do thực tế là giá BTC đã tăng lên.

Tuy nhiên, giá BTC đã giảm mạnh vào ngày 4 tháng 12, dẫn đến mức thấp là $ 42.000, từ mức cao gần $ 60.000 chỉ một tuần trước đó.

Điều này đã khiến chỉ số tăng vọt lên 1.233 tỷ đô la (vòng tròn màu đỏ), mức cao thứ ba cho đến nay.

on-chain-bitcoin

Nguồn: Glassnode

Chỉ báo lãi/lỗ thực tế (NRPL)

Chỉ báo Lãi/lỗ ròng thực tế cho thấy giá trị ròng của tất cả các giao dịch trên thị trường trong một ngày cụ thể. Nếu đồng coin này di chuyển ở mức giá thấp hơn UTXO gần đây nhất của nó, thì một khoản lỗ thực tế sẽ được ghi nhận. Nếu nó được chuyển với giá cao hơn, lợi nhuận thực tế được ghi nhận.

Do đó, để xác định tổng trạng thái của thị trường, chúng ta lấy lợi nhuận thực tế trừ đi khoản lỗ thực tế.

Chỉ báo này cho kết quả tương tự với chỉ báo lỗ thực tế, khi nó cho thấy ba mũi nhọn hướng xuống, diễn ra vào ngày 20 tháng 5, ngày 26 tháng 6 và ngày 4 tháng 12. Mũi nhọn ngày 4 tháng 12 là mức nhỏ nhất trong số đó.

Tuy nhiên, không giống như chỉ báo lỗ thực tế, chỉ số NRPL đạt mức thấp nhất vào ngày 26 tháng 6. Điều này có nghĩa là mặc dù rất nhiều đồng coin đã bị bán lỗ đáng kể vào ngày 20 tháng 5, nhưng một lượng lớn đồng coin cũng được bán với lợi nhuận lớn (những người mua dip), đã bao phủ khoản lỗ nói trên. Do đó, nó có tổng số lỗ nhỏ hơn so với ngày 24/6.

on-chain-bitcoin

Nguồn: Glassnode

Ai đã bán?

Coin days destroyed (CDD) là một chỉ số đo lường số ngày mà một đồng coin chưa được sử dụng trước khi giao dịch (transaction). Mỗi ngày mà một đồng coin vẫn chưa bị dùng đến, nó sẽ tích lũy một “coin day”. Sau đó, những “coin day” tích lũy này bị “destroyed (phá hủy)” khi đồng coin được sử dụng.

Do đó, giá trị CDD là tổng số ngày đồng coin bị phá hủy trong một khoảng thời gian cụ thể.

Tuy nhiên, chỉ số này đã không tăng đột biến trong suốt ngày 4 tháng 12. Điều này cho thấy rằng phần lớn số coin bị bán ra đến từ holder ngắn hạn.

Nó cũng hợp lý khi xem xét chỉ báo lỗ thực tế, vì những holder ngắn hạn đã mua BTC gần mức cao quanh $ 60.000.

on-chain-bitcoin

Nguồn: Glassnode

Điều này cũng được xác nhận khi xem xét chỉ báo sản lượng chi tiêu từ 1 ngày đến 1 tuần, tăng đột biến vào ngày 4 tháng 12.

Do đó, phần lớn số coin bị bán lỗ vào ngày 4 tháng 12 được mua trong khoảng thời gian từ ngày 27 tháng 11 đến ngày 3 tháng 12.

Nguồn: Glassnode

Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn

SN_Nour

Theo Beincrypto

Theo dõi trang Twitter | Theo dõi kênh Telegram | Theo dõi trang Facebook