Bằng chứng mới hé lộ mối liên hệ “chưa từng có” giữa Jack Dorsey và Bitcoin

Doanh nhân người Mỹ Jack Dorsey một lần nữa trở thành đối tượng được đưa vào giả thuyết là người đứng sau bút danh Satoshi Nakamoto – cha đẻ bí ẩn của Bitcoin. Một bài đăng trên X mới đây đã làm dấy lên cuộc tranh luận về một trong những bí ẩn lớn nhất của ngành crypto cho đến nay.
Trong bài đăng ngày 15/2, Seán Murray – chủ tịch kiêm tổng biên tập trang tin tài chính deBanked – đã tổng hợp một loạt dữ kiện, con số và mốc thời gian liên quan đến Bitcoin, đồng thời cho rằng những yếu tố này cũng có mối liên hệ với Dorsey – vốn là một trong những người ủng hộ mạnh mẽ nhất của Bitcoin suốt hơn một thập kỷ qua.
Tuy nhiên, một số người cho rằng những bằng chứng này vẫn chưa đủ thuyết phục.
Giả thuyết Jack Dorsey là Satoshi Nakamoto
Dorsey – đồng sáng lập Twitter (nay là X) và công ty thanh toán kỹ thuật số Square – từng phủ nhận mình là Satoshi Nakamoto trong một cuộc phỏng vấn với nhà khoa học máy tính kiêm podcaster Lex Fridman vào tháng 4/2020. Khi được hỏi về danh tính Satoshi, Dorsey đáp: “Không, và nếu tôi là Satoshi, liệu tôi có nói cho anh biết không?”
Tuy nhiên, Murray tin rằng Dorsey “có khả năng cao” chính là Satoshi, chỉ ra rằng Dorsey đã thể hiện tư tưởng cypherpunk* từ ít nhất năm 1996 khi theo học ngành khoa học máy tính thời đại học. Ông từng mặc áo phông in logo RSA của Adam Back – người phát minh Hashcash – và sau đó viết một bản tuyên ngôn vào năm 2001 về việc tạo dấu ấn trên thế giới mà không để lại dấu vết.
WHY JACK DORSEY IS SATOSHI NAKAMOTO
Jack Dorsey was:
1 of ~1,300 confirmed cypherpunks in 1996 (his UMR email)
Wore an Adam Back t-shirt in the UMR yearbook
UMR students were called Miners
Was a CompSci & Math major with an interest in crypto
Member of ACM in 1997 to at…
— Seán Murray (@financeguy74) February 15, 2025
Ngày sinh, dấu thời gian và địa chỉ brute-force
Một trong những điểm đáng chú ý nhất mà Murray nêu ra là giao dịch Bitcoin đầu tiên diễn ra vào ngày sinh của mẹ Dorsey (11/1), trong khi block Bitcoin cuối cùng do Satoshi khai thác được cho là trùng ngày sinh của cha ông (5/3/2010).
Tuy nhiên, BitMEX Research đã bác bỏ giả thuyết này, cho rằng rất khó xác định chính xác thời điểm Satoshi khai thác các block Bitcoin vì “mô hình Patoshi” sẽ dần suy giảm theo thời gian.
Murray cũng nói rằng Satoshi đã đăng ký tài khoản trên diễn đàn Bitcoin vào đúng ngày sinh của Dorsey (19/11).
Ngoài ra, ông cho biết tất cả tài liệu mã nguồn gốc (source code) của Bitcoin đều có dấu thời gian chính xác vào 4 giờ sáng (dù chưa rõ theo múi giờ nào). Đây cũng là khoảng thời gian mà Dorsey từng để trong hồ sơ Twitter của mình.
Satoshi cũng được cho là đã sử dụng phương pháp brute force* để tạo ra các địa chỉ Bitcoin, bao gồm một địa chỉ bắt đầu bằng “jD2m”. Murray cho rằng ký tự này có thể đại diện cho “Jack Dorsey 2 Mint” – ám chỉ nơi ở cũ của Dorsey tại 2 Mint Plaza, San Francisco.
Tuy nhiên, Dorsey chưa xác nhận điều này.
Email bị hack, có thể tiết lộ vị trí của Satoshi
Email “GMX” của Satoshi đã bị hack vào ngày 8/9/2014. Murray tuyên bố rằng hacker đã cố gắng tống tiền Satoshi bằng cách tiết lộ thông tin về mối liên hệ của ông với St. Louis, Missouri.
Murray nhấn mạnh rằng đây chính là nơi Dorsey sinh ra và lớn lên.

Murray cũng cho biết Satoshi từng “vô tình” đăng nhập vào Internet Relay Chat (IRC)* vào ngày 10/1/2009, để lộ một địa chỉ IP thực có nguồn gốc từ California – nơi đặt trụ sở Twitter và cũng là nơi Dorsey thường xuyên có mặt.
Vụ việc WikiLeaks
Murray tiếp tục chỉ ra một chi tiết khác: vào ngày 5/12/2010, Satoshi đã khuyên cộng đồng Bitcoin không nên quyên góp BTC cho WikiLeaks. 9 ngày sau, vào ngày 14/12, Twitter bị chính phủ Mỹ yêu cầu bí mật cung cấp toàn bộ thông tin họ có về WikiLeaks.
Dorsey không còn là CEO của Twitter vào thời điểm đó nhưng vẫn là thành viên hội đồng quản trị.
Murray cũng nhấn mạnh rằng Satoshi đã đăng nhập lần cuối vào diễn đàn Bitcoin chỉ một ngày trước đó, vào ngày 13/12. Murray cho biết ông đã thu thập bằng chứng củng cố lập luận của mình trong 10/15 “chương” mà ông viết về mối liên hệ giữa Dorsey và Satoshi. Ông đã bắt đầu nghiên cứu những bằng chứng này từ ít nhất ngày 23/12/2024.
Dorsey chưa lên tiếng về những bài đăng này, cũng không bác bỏ bất kỳ tuyên bố nào từ phía Murray.
Nhiều ý kiến phản bác, như mọi giả thuyết về Satoshi khác
Nhiều người dùng X cho rằng thật khó tin nếu Satoshi – người sáng tạo ra một hệ thống tài chính phi tập trung, không kiểm soát – lại là người chấp nhận kiểm duyệt nội dung, như cách Twitter đã làm theo yêu cầu của chính phủ Mỹ.
Một số người cũng bày tỏ hoài nghi liệu Satoshi có thực sự mặc áo in chữ “Satoshi” ra nơi công cộng, đặc biệt là tại sự kiện như Super Bowl, như Dorsey đã làm vào năm 2024 hay không.
Dù Dorsey có phải là Satoshi hay không, Jameson Lopp – một Bitcoin cypherpunk – đã chỉ trích Murray vì hành động gán ghép danh tính mà không có bằng chứng xác thực.
“Làm như vậy chỉ khiến anh trở thành một kẻ ngu ngốc, vì anh đang vô tình biến họ thành mục tiêu công kích. Ngay cả khi người đó đã qua đời, anh vẫn đang đặt gia đình họ vào tình thế nguy hiểm.”
Giả thuyết của Murray về Dorsey xuất hiện hơn bốn tháng sau khi Cullen Hoback của HBO tuyên bố rằng nhà khoa học máy tính người Canada Peter Todd mới là người tạo ra Bitcoin – một giả thuyết mà hầu hết các chuyên gia trong ngành đều cho là vô căn cứ.
Trước đó, nhiều người cũng đã từng suy đoán rằng những nhân vật như Hal Finney, Adam Back và Nick Szabo có thể là Satoshi Nakamoto.
*Cypherpunk: là một phong trào ủng hộ việc áp dụng công nghệ mã hóa cấp cao, giúp tăng cường quyền riêng tư và phi tập trung.
*Brute force: là phương pháp tấn công mạng trong đó kẻ tấn công thử nhiều tổ hợp ký tự, mật khẩu hoặc mã khóa khác nhau nhằm tìm ra thông tin bảo mật như mật khẩu, mã PIN hoặc khóa mã hóa.
*Internet Relay Chat (IRC): là một dạng liên lạc cấp tốc qua mạng Internet, được thiết kế với mục đích chính là cho phép các nhóm người trong một phòng thảo luận (channel) liên lạc với nhau.
Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
Tham gia Telegram: https://hoiquannet.com
Twitter (X): https://hoiquannet.com
Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/hqn
Youtube: https://www.youtube.com/@hqn
Itadori