Bitcoin có thể làm chao đảo thị trường cổ phiếu nếu…

Bitcoin và thị trường cổ phiếu có lịch sử hoạt động trái ngược nhau. Điều thú vị là hành động giá của BTC hoặc hành vi của nhà đầu tư thường được liên kết trở lại với thị trường giao ngay. Chủ yếu là vì mọi người vẫn cho rằng cả hai có tương quan với nhau.

Sự thật là gì?

Đúng là chúng có tương quan với nhau một phần nào đó. Tuy nhiên, quy mô vĩ mô không cho thấy điều này. Tương quan của BTC với thị trường giao ngay nằm trong vùng 0,3 đến 0,5 và đôi khi thậm chí giảm xuống 0.

Nghe có vẻ không có gì lớn lao, nhưng khi so sánh với vàng và lợi tức trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm, nó cao hơn đáng kể.

Tương quan Bitcoin | Nguồn: Ecoinometrics

Ngược lại, nó vẫn thấp hơn rất nhiều vì có những tài sản khác có tương quan cao hơn trong thị trường cổ phiếu. Ví dụ, Microstrategy (MSTR) có tương quan với Bitcoin ở mức 0,63.

Trên thực tế, mặc dù là một cổ phiếu lâu đời trên thị trường nhưng MSTR đã mất 23% tương quan với chỉ số S&P 500 kể từ khi chương trình kho bạc Bitcoin của họ bắt đầu.

Tương quan MSTR | Nguồn: Ecoinometrics

Đây chắc chắn là bằng chứng cho thấy bất kể có nguồn gốc từ đâu, thị trường cổ phiếu sẽ ngăn Bitcoin dưới mọi hình thức.

Tại sao tương quan cao như vậy?

Tương quan giữa cổ phiếu và Bitcoin tăng mạnh sau khi sụp đổ do COVID. Trước đây, các mức này vẫn gần bằng 0. Tuy nhiên, chúng đang dao động cao hơn chỉ đối với cổ phiếu. Ngay cả vàng và lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm đều nằm trong phạm vi thấp hơn 0,1-0,3.

Điều này cho thấy tương quan chủ yếu phụ thuộc vào biến động của thị trường BTC. Thật kỳ lạ, khi mức độ biến động của Bitcoin thấp, tương quan sẽ tăng lên và ngược lại.

Trên thực tế, tương quan cao nhất chỉ có thể được hình thành khi cả hai có một liên kết chung. Ví dụ, sản phẩm hoán đổi giao dịch (ETP) có tương quan cao nhất vì chúng là những cổ phiếu được tiền điện tử hỗ trợ trực tiếp. Ví dụ, Proshares Bitcoin Strategy ETF (BITO) đã duy trì tương quan với Bitcoin là 0,7 vào thời điểm viết bài.

Tương quan giữa Bitcoin và BITO | Nguồn: MacroAxis

Tại thời điểm viết bài, tương quan giữa thị trường cổ phiếu và BTC là 0,4. Hơn nữa, Bitcoin đã giảm 2,3% trong khi chỉ số S&P 500 tăng 1,32%, phục hồi từ mức giảm 2,2% vào ngày hôm qua.

Chỉ số thị trường cổ phiếu | Nguồn: TradingView

Do đó, nếu Bitcoin phát triển mạnh hơn, có khả năng nhiều nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu công nghệ truyền thống cũng nắm giữ BTC. Và điều đó có thể làm tăng tương quan giữa các loại tài sản này.

Giá Bitcoin lúc này ra sao?

Bitcoin đã trở lại củng cố mức hỗ trợ cao hơn vào ngày 30/11 sau khi giá tăng lên gần 59.000 đô la.

bitcoin

Biểu đồ BTC 4 giờ | Nguồn: TradingView

Dữ liệu từ TradingView cho thấy BTC đã đảo chiều xuống mức thấp cục bộ tại 55.920 đô la vào sáng sớm nay.

Sau đó, cặp tiền này phục hồi lên mức 58.045 đô la vào thời điểm viết bài và các nhà phân tích tin tưởng vào sức mạnh khung thời gian cao hơn.

Nhà phân tích TechDev lưu ý rằng chỉ số sức mạnh tương đối ngẫu nhiên của Bitcoin (Stoch RSI) đã “reset” về mức tương đương khi BTC đạt 44.000 đô la – ngay trước thời điểm giá tăng lên đến đỉnh cao nhất mọi thời đại.

Image

Nguồn: Twitter

Sức mạnh của Bitcoin hôm thứ 2 trùng hợp với sự trở lại của các thị trường vĩ mô và tin tức CEO Jack Dorsey của Twitter đã rời công ty để tập trung hoàn toàn vào các hoạt động của Bitcoin.

Trong khi 60.000 đô la vẫn nằm ngoài tầm với của phe bò, các dấu hiệu thay đổi tâm lý rõ rệt xuất hiện khắp mọi nơi.

“Cấu trúc khung thời gian cao của Bitcoin là tăng giá. Nhận thức về chu kỳ là điều quan trọng”, TechDev nói thêm trong một bài đăng khác.

Chỉ số sợ hãi & tham lam tiền điện tử đã giảm xuống lãnh thổ “cực kỳ sợ hãi” vào những ngày trước nhưng đã quay lại vùng “trung lập” với điểm số 40/100 vào thứ 3.

bitcoin

Chỉ số sợ hãi & tham lam của tiền điện tử | Nguồn: Alternative.me

Đối với ETH/BTC, bức tranh hoàn toàn khác.

Khi các altcoin chứng kiến hiệu suất không đổi trong 24 giờ qua, trader Crypto Ed đã đánh dấu mô hình nêm tăng trên khung thời gian 4 giờ cho ETH/BTC. Biểu đồ hàng tuần cũng có các đặc điểm tương tự.

“ETH/BTC: Vẫn trong nêm tăng đó và chưa bứt phá. Dấu hiệu tăng là phá vỡ xu hướng giảm của RSI. Như đã nói trong các tweet trước: nó có thể breakout, nhưng một khi nó không xảy ra, tôi vẫn chưa lạc quan”.

Cấu trúc nêm tăng thường được coi là cờ gấu tiềm năng do xu hướng phá vỡ theo hướng giảm.

Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn

Đình Đình

Theo AZCoin News

Theo dõi trang Twitter | Theo dõi kênh Telegram | Theo dõi trang Facebook