Các đồng coin riêng tư liên tục bị nhiều sàn giao dịch hủy niêm yết
Vào ngày 8/12, sàn giao dịch LiteBit của Hà Lan đã gửi email cho người dùng về việc sẽ hủy niêm yết coin riêng tư Firo (trước đây là Zcoin).
Theo email, quyết định được đưa ra “một phần do khía cạnh quyền riêng tư của tiền điện tử này. Cơ quan quản lý các công ty ở Hà Lan chỉ ra rằng crypto tập trung vào quyền riêng tư có rủi ro quá cao”.
LiteBit đã xác nhận Zcoin sẽ bị hủy niêm yết vào ngày 22/12.
Tin tức được đưa ra vài tháng sau khi Shapeshift hủy niêm yết XMR, ZEC và DASH. Sàn giao dịch Bithumb có trụ sở tại Hàn Quốc cũng đã hủy XMR vào tháng 6. Do đó, xu hướng tiếp tục hủy niêm yết coin riêng tư của các sàn có vẻ sẽ không sớm dừng lại.
Reuben Yap, người quản lý dự án Firo, cho biết:
“Hiện tại, tác động chủ yếu chỉ giới hạn ở các sàn giao dịch nhỏ hơn hoặc khu vực. Tuy nhiên, nó báo hiệu cho phần còn lại của không gian rằng việc hủy niêm yết là cách duy nhất để duy trì tuân thủ AML/KYC (hiểu khách hàng/chống rửa tiền), điều này hoàn toàn không đúng và tạo ra tiền lệ xấu.”
Reuben Yap – Người quản lý dự án Firo
Hủy niêm yết khắp thế giới
Yap cho biết tình trạng hủy niêm yết đã trở thành xu hướng trên toàn thế giới, đặc biệt ở các nước châu Á như Hàn Quốc và Nhật Bản. Ở châu Âu, mặc dù quy định về quyền riêng tư như Quy định chung về bảo vệ dữ liệu (GDPR) có vẻ cởi mở hơn đối với các loại tiền tập trung vào quyền riêng tư nhưng ủy ban tài chính của Pháp đã đề xuất lệnh cấm đối với tiền riêng tư. Gần đây, các quy định AML mới của Hà Lan cũng tạo ra rào cản về nhận thức cho các coin riêng tư, tập trung vào việc biết ai là tất cả các bên trong giao dịch tiền điện tử. XMR đã bị hủy niêm yết ở Hà Lan.
Tại Úc, các sàn đang hủy niêm yết tiền riêng tư trong bối cảnh áp lực về pháp lý và ngân hàng. Công ty phân tích blockchain Chainalysis được cho là đã đóng một phần lớn trong các quyết định của Úc và những nước khác.
Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ đã và đang thúc giục Quốc hội tạo ra các cách để hạn chế việc sử dụng tiền điện tử tập trung vào quyền riêng tư.
Justin Ehrenhofer, một người đóng góp cho Monero cho biết:
“Hủy niêm yết là một trong những phản ứng dễ dàng nhất đối với các sàn giao dịch nhỏ, tuân thủ. Họ có thể không đủ nguồn lực để truyền đạt đúng cách chiến lược giảm thiểu rủi ro của mình cho các cơ quan quản lý và ngân hàng”.
Theo Ehrenhofer, trong hầu hết các trường hợp, ngân hàng, sàn giao dịch và tổ chức khác nhận thấy việc hủy niêm yết hoàn toàn sản phẩm liên quan đến các coin cụ thể dễ dàng hơn là sử dụng nguồn lực để tạo ra chương trình tuân thủ chi tiết.
Tại sao các sàn giao dịch hủy niêm yết coin riêng tư?
Lý do cốt lõi thôi thúc những quyết định hủy niêm yết này là tính năng bảo mật có vai trò quan trọng đối với nhiều người dùng. Nguồn gốc ra đời của Bitcoin một phần là để thoát khỏi ràng buộc và sự giám sát của hệ thống tài chính. Nhưng các nhà quản lý đã xem tính năng đó mâu thuẫn với quy định về AML và KYC.
“Lý do chính thức của nhiều quốc gia là những lệnh cấm và việc hủy niêm yết sẽ giúp chống lại hoạt động rửa tiền cũng như sử dụng bất hợp pháp tiền điện tử. Tuy nhiên, có vẻ không đúng”, Yap nói.
Theo Yap, việc hủy niêm yết coin riêng tư của Nhật Bản là do vụ hack Nem của Coincheck, vốn không có bất kỳ tính năng riêng tư nào. Vụ hack là do bảo mật của sàn yếu chứ không phải coin riêng tư và coin riêng tư không được sử dụng để rửa tiền thu được.
“Như trong nhiều trường hợp, có vẻ các coin riêng tư lại một lần nữa là bia đỡ đạn”.
Các sàn giao dịch của Úc như Swyftx rõ ràng không đồng ý với lệnh cấm, nhưng vẫn chưa rõ lý do.
Các sàn tại Hàn Quốc đã trích dẫn quy định của Lực lượng đặc nhiệm hành động tài chính là lý do để hủy niêm yết coin riêng tư mặc dù chúng không đặt ra vấn đề gì với FATF.
Những lập luận của Yap củng cố cho việc công ty luật Perkins Coie của Hoa Kỳ đã phát hành báo cáo về cách các coin riêng tư có thể tuân thủ quy định AML hiện có. Các tác giả viết:
“Liệu những thực thể được quy định có thể tuân thủ nghĩa vụ chống rửa tiền (AML) khi hỗ trợ coin riêng tư không? Theo quan điểm của chúng tôi, câu trả lời là có”.
Ehrenhofer cho biết lý do phổ biến nhất được đưa ra cho việc hủy niêm yết là giảm rủi ro từ áp lực nhận thức (hoặc trực tiếp) từ các cơ quan quản lý và ngân hàng.
“Hầu hết khu vực pháp lý không áp đặt lệnh cấm nghiêm ngặt đối với các loại tiền điện tử bảo vệ quyền riêng tư này, nhưng họ có thể yêu cầu chương trình AML chi tiết hơn trước khi cảm thấy thoải mái với chúng”.
Ảnh hưởng như thế nào đối với coin riêng tư?
Việc hủy niêm yết làm nảy sinh các vấn đề đối với tiền riêng tư và báo hiệu cho các thành viên khác trong hệ sinh thái rằng họ có thể trở thành đối tượng tiếp theo, ngay cả khi không có vấn đề về tuân thủ. Điều này gây ra ảnh hưởng sâu rộng.
Các sở giao dịch và tổ chức khác đã hủy niêm yết và có thể tiếp tục làm như vậy dưới áp lực ‘mềm’ không chỉ từ các cơ quan chức năng mà còn cả các đối tác ngân hàng, ngay cả khi họ không vi phạm bất kỳ luật nào.
Yap chỉ ra việc ZEC bị hủy niêm yết khỏi Coinbase UK (Anh) do quan ngại đối tác ngân hàng ClearBank là một ví dụ, đặt ra tiền lệ xấu nếu các ngân hàng khác làm theo.
Ngoài ra, Ehrenhofer cho biết, việc hủy niêm yết tài sản nhỏ sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng tồn tại, làm giảm tính thanh khoản của chúng xuống mức trầm trọng. Mặt khác, đối với các coin riêng tư đã được thiết lập như XMR, nó chỉ thúc đẩy người dùng “trao đổi trong các khu vực pháp lý rủi ro hơn, ít quy định tuân thủ hơn”.
Do đó, “thông tin thường nằm trong tầm quan sát của các cơ quan quản lý và các sàn giao dịch tuân thủ hiện được phân phối thành các sàn giao dịch ít được quản lý hơn ở các khu vực pháp lý khác, gây trở ngại cho các cuộc điều tra”, anh nói.
Ngoài ra, DASH cũng là coin riêng tư nằm trong tầm ngắm. Nhưng Dash (ban đầu là “Darkcoin”, một fork của Bitcoin) đã từ bỏ sự tập trung vào quyền riêng tư từ nhiều năm trước để chuyển sang các trường hợp sử dụng khác cho tiền điện tử của nó.
Trong một tuyên bố, CFO Glenn Austin của Dash Core Group suy đoán việc hủy niêm yết DASH có thể là kết quả của nhận thức sai lầm, dựa trên các giả định cũ có nguồn gốc từ Darkcoin.
“Nhiều chuyên gia hàng đầu trong ngành kết luận DASH không phải là coin riêng tư hơn Bitcoin”.
Thật vậy, khi blockchain Bitcoin và Ethereum phát triển nhiều tính năng riêng tư hơn, các sàn giao dịch sẽ phải vật lộn với quy trình tuân thủ cần thiết mà họ có thể đã tìm cách tránh bằng cách xóa các coin riêng tư.
Nhưng tạm thời, chúng ta có thể tiếp tục thấy một số coin loại bỏ các tính năng riêng tư của chúng để tìm kiếm mục tiêu cơ bản là tồn tại.
Tương lai sẽ thế nào?
Yap cho biết:
“Đối với một số dự án, cách tiếp cận tốt nhất là đưa ra ý kiến và diễn thuyết có chất lượng để chứng minh coin riêng tư có thể hỗ trợ trong khi giải quyết các mối quan tâm về AML/KYC thay vì đi ngược lại quy định”.
Mặt khác, nên phản đối cách làm của các công ty phân tích blockchain nhằm thúc đẩy ý tưởng phân tích on-chain là cách duy nhất để đối phó với những mối bận tâm về AML/KYC.
Đối với Ehrenhofer, các cộng đồng tiền điện tử bảo vệ quyền riêng tư nên làm việc với chuyên gia tuân thủ để đảm bảo nhận thức rõ các chương trình tuân thủ mà họ trình bày cho ngân hàng và cơ quan quản lý.
Nếu sự tồn tại của một sàn giao dịch không phụ thuộc vào chính bản thân nó thì khó có khả năng nỗ lực thực hiện tuân thủ cần thiết để hỗ trợ bất kỳ coin nào gần như xung đột với các cân nhắc AML và KYC.
Theo anh, ComplyFirst là công ty đã tạo ra các nguồn lực để hỗ trợ sàn giao dịch giải thích cách họ có thể hỗ trợ tài sản trong các trường hợp tuân thủ phức tạp hơn.
Yap nói:
“Coin riêng tư sẽ tiếp tục đối mặt với sự phản đối và thách thức, điều này dần nóng lên khi tiền điện tử bắt đầu trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên, cũng giống như VPN, Tor, HTTPS và nhắn tin mã hóa end-to-end hiện được coi là các công cụ bảo vệ tiêu chuẩn, công nghệ riêng tư của tiền điện tử cũng sẽ được coi là phổ biến”.
Minh Anh
Theo Coindesk
Theo dõi trang Twitter | Theo dõi kênh Telegram | Theo dõi trang Facebook