Các dự án CBDC Châu Á hiện đang được triển khai như thế nào?

Thị trường truyền thống đặc biệt chú ý đến không gian tiền điện tử đã buộc nhiều chính phủ phải tạo ra các lựa chọn kỹ thuật số thay thế của riêng họ. Trong vài năm qua, nhiều khu vực pháp lý khác nhau bắt đầu quan tâm đến tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) – phiên bản kỹ thuật số của tiền fiat (tiền pháp định) do chính phủ phát hành.

cbdc

Với khả năng sử dụng công nghệ blockchain để tạo điều kiện cho một chính sách tài khóa đơn giản hóa, hiệu chỉnh các tính năng bảo mật và thậm chí cung cấp dịch vụ ngân hàng xuyên biên giới cho những người không có tài khoản ngân hàng, CBDC tiếp tục nhận được nhiều sự quan tâm hơn nữa từ các chính phủ trên toàn thế giới.

Hiện tại, các cuộc khảo sát cho thấy hơn 80% ngân hàng trung ương đang nghiên cứu CBDC, trong đó một số nghiên cứu các ứng dụng Proof of Concept mà cuối cùng có thể cho ra đời CBDC đầy đủ chức năng. Trong số các ngân hàng trung ương được khảo sát, 10% có kế hoạch cung cấp phiên bản bán lẻ của CBDC trong 3 năm tới và 20% sẽ thực hiện trong vòng 6 năm tới.

Ở châu Á, những nỗ lực này được thực hiện có phần tích cực hơn do Trung Quốc phát hành CBDC đầu tiên trên thế giới sau khi thành lập một lực lượng đặc nhiệm vào đầu năm 2014. Đến năm 2016, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã thành lập Digital Currency Institute (Viện Tiền tệ Kỹ thuật số) để phát triển một nguyên mẫu CBDC.

Các ngân hàng lớn ở châu Á cũng thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến CBDC. Bằng chứng là ngân hàng trung ương Thái Lan, Hồng Kông và Trung Quốc đã thiết lập quan hệ hợp tác để tạo ra công nghệ sổ cái kỹ thuật số (DLT) cho một nguyên mẫu CBDC được thiết kế nhằm thu hẹp khoảng cách xuyên biên giới.

Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn ngắn gọn về những dự án CBDC đang phát triển ở Châu Á.

Trung Quốc

Trung Quốc là một trong các nền kinh tế hàng đầu thế giới sử dụng tiền kỹ thuật số, thông qua việc phát hành nhân dân tệ kỹ thuật số (e-CNY) – một dự án CBDC do PBoC dẫn dắt.

Với tên gọi Thanh toán điện tử bằng tiền kỹ thuật số (DCEP), e-CNY được thiết lập để thay thế hoàn toàn thanh toán bằng tiền mặt và bắt đầu triển khai tại các thành phố lớn của đất nước kể từ tháng 4/2020.

Mặc dù có một số tính năng ẩn danh nhưng DCEP của Trung Quốc do chính phủ kiểm soát, theo dõi và đăng ký trên các ứng dụng điện thoại thông minh, cho phép họ có thể đóng băng tài khoản theo ý muốn.

Có lẽ một trong những lợi thế lớn nhất của nó là người dùng trên mạng DCEP có thể đảo ngược hoặc sửa các giao dịch sai sót. Tính năng này không tồn tại trên các loại crypto phi tập trung như Bitcoin.

Khi CBDC của Trung Quốc hình thành, các quốc gia khác (đặc biệt là Hoa Kỳ) ngày càng lo ngại sáng kiến ​​CBDC mới sẽ giúp chính quyền độc tài thắt chặt việc tăng cường giám sát đối với công dân của họ.

Động thái này cũng được coi là một nỗ lực nhằm thay thế sự thống trị của đô la Mỹ trong thương mại quốc tế. Mặc dù vậy, e-CNY của Trung Quốc hiện chủ yếu được triển khai trong nước và không có nỗ lực đáng kể nào để đưa CBDC ra quốc tế.

Hồng Kông

Mới đây, Hong Kong Monetary Authority (Cơ quan Tiền tệ Hồng Kông – HKMA) đã phát hành whitepaper (sách trắng – một dạng báo cáo) thảo luận về kế hoạch thử nghiệm lợi ích của CBDC bán lẻ đối với các thị trường xuyên biên giới của thành phố.

Hồng Kông hiện được quản lý theo khuôn khổ một quốc gia hai chế độ, duy trì hệ thống tài chính và tư pháp của riêng mình tách biệt với Trung Quốc. Tuy nhiên, HKMA đang làm việc với ngân hàng trung ương của Trung Quốc để nghiên cứu phát triển cơ sở hạ tầng cho đô la Hồng Kông kỹ thuật số (e-HKD). Whitepaper viết:

“Kiến trúc được đề xuất cho e-HKD của Hồng Kông có mô hình phân phối hai cấp linh hoạt và hiệu quả của CBDC, cho phép các giao dịch bảo vệ quyền riêng tư, truy xuất nguồn gốc và các sổ cái đồng bộ hóa xuyên biên giới”.

Whitepaper là kết quả nghiên cứu CBDC của cơ quan tài chính lớn của Hồng Kông, được tiến hành kể từ năm 2017 dưới tên gọi “Project LionRock”. HKMA đã xem xét ý kiến ​​của các chuyên gia trong ngành và chuyên gia học thuật cũng như lên kế hoạch tiến hành nhiều thử nghiệm hơn để đảm bảo sẵn sàng cung cấp cả CBDC bán lẻ và bán buôn.

Việt Nam

Trước đó, Chính phủ Việt Nam đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu các loại tiền tệ dựa trên công nghệ blockchain. Có vẻ như Việt Nam đã tham gia vào danh sách ngày càng nhiều khu vực pháp lý xem xét CBDC bất chấp lập trường cứng rắn trước đây về tiền điện tử.

Vào tháng 5/2020, Bộ Tài chính đã công bố kế hoạch nghiên cứu và xây dựng luật điều chỉnh cho ngành công nghiệp này, ngay khi Việt Nam có mức phát triển cao về tiền kỹ thuật số.

Vào tháng 7, chính phủ Việt Nam đã quyết định xem xét các CBDC với kế hoạch phát hành CBDC thí điểm, vì tiện ích của nó cho một quốc gia nhỏ trong hệ thống tài chính toàn cầu bị đồng đô la Mỹ chi phối.

Hàn Quốc

Trong động thái mới nhất của Hàn Quốc đối với CBDC, Bank of Korea (BoK) mời gọi một đối tác công nghệ để giúp thí điểm chương trình CBDC được thiết lập khởi chạy cho đến cuối năm nay.

Trong báo cáo vào tháng 2 năm nay, ngân hàng trung ương đã công bố kế hoạch thử nghiệm và phân phối won kỹ thuật số, đồng thời đưa ra những thách thức pháp lý đi kèm với tiền kỹ thuật số do nhà nước phát hành.

Ngoài việc lựa chọn đối tác công nghệ để trợ giúp dự án, BoK cũng thông báo CBDC của họ trước tiên sẽ hoạt động trong môi trường thử nghiệm hạn chế để phân tích chức năng và bảo mật.

Theo nhận xét trước đây của một quan chức BoK, số lượng giao dịch tiền mặt của Hàn Quốc đang giảm và ngân hàng trung ương đang thực hiện các bước chuẩn bị “cho những thay đổi dự kiến trong hệ thống thanh toán trên toàn thế giới”.

Philippines

Vào mùa hè năm 2020, ngân hàng trung ương bắt đầu xem xét tạo CBDC bằng cách thành lập một nhóm đặc nhiệm của ủy ban để nghiên cứu vấn đề này.

Ngân hàng trung ương Bangko Sentral ng Pilipinas đã xác nhận trong một cuộc họp ảo rằng ủy ban đã được thành lập để xem xét CBDC. Trong cuộc họp, thống đốc Benjamin Diokno giải thích việc thử nghiệm tính khả thi và đánh giá cơ chế chính sách ban hành CBDC đang được tiến hành.

Giống như hầu hết các chính phủ và tổ chức tài chính truyền thống, các quan chức thuộc chính phủ Philippines đã không ngại ngùng thừa nhận tầm quan trọng của công nghệ blockchain. Diokno cho biết:

“Tiền kỹ thuật số đối với chúng tôi không chỉ là một tài sản mà còn dựa trên công nghệ blockchain làm nền tảng cho nó”.

Cùng với những nhận xét này, Bộ Ngân khố Philippines hợp tác với Digital Asset Exchange của Philippines và UnionBank đã tung ra một ứng dụng di động được xây dựng trên công nghệ blockchain để phân phối trái phiếu kho bạc do chính phủ phát hành.

Tuy nhiên, một vài tháng sau, ngân hàng trung ương Philippines bác bỏ khả năng sớm phát hành CBDC bất kỳ lúc nào. Trích dẫn sự cần thiết phải nghiên cứu và học tập, họ lưu ý rằng nghiên cứu CBDC của họ cho đến nay nhận được nhiều lợi ích từ việc xem xét các trường hợp sử dụng đã thiết lập của tiền kỹ thuật số trong khu vực tư nhân cũng như các ứng dụng công nghiệp khác.

Singapore 

Ngay từ đầu năm 2016, MAS, ngân hàng trung ương quốc gia đã xem xét các sáng kiến CBDC và hiện đang tìm kiếm đối tác thương mại để giúp phát triển loại tiền tệ này.

Bằng cách thiết lập các thách thức và cạnh tranh để khám phá cũng như phát triển CBDC bán lẻ, Singapore đã đề ra một loạt các giải pháp lành mạnh với sự tham gia của hơn 300 cá nhân.

Singapore bắt đầu triển khai CBDC thông qua dự án hợp tác với viện “Project Dunbar”, chủ yếu tập trung xây dựng CBDC bán lẻ nội bộ cho quốc gia này.

Ngay sau đó, ngân hàng trung ương Singapore đã công bố giải thưởng tiền mặt cho những người tham gia đệ trình ý tưởng tiền kỹ thuật số. Những ứng cử viên lọt vào vòng chung kết là ANZ Banking Group, Standard Chartered Bank, Criteo, Soramitsu, HSB Bank Limited,…

Trong suốt năm 2021, các nhà chức trách Singapore đã duy trì lập trường thân thiện với tiền điện tử và phê duyệt cho nhiều nền tảng sàn giao dịch để hoạt động tương tự như dịch vụ token thanh toán kỹ thuật số khác.

Campuchia

“Dự án Bakong” của Campuchia có lẽ là một trong số ít các CBDC bán lẻ đang hoạt động hoàn chỉnh. Dự án chuyển tiền trên blockchain của quốc gia này ban đầu được khởi động vào tháng 10/2020.

Đến tháng 6/2021, dự án được báo cáo thu hút hơn 200.000 người dùng với tổng phạm vi tiếp cận gián tiếp hơn 5 triệu người dùng. Hơn nữa, nửa đầu năm 2021 chứng kiến dự án CBDC của Campuchia đạt đến 1,4 triệu giao dịch trị giá 500 triệu đô la.

Được phát triển trên nền tảng siêu sổ cái do công ty Nhật bản Soramitsu điều hành, CBDC Campuchia có tính năng kết nối di động, cho phép người dùng kết nối với các tổ chức tài chính và thực hiện thanh toán mà không cần tổ chức thanh toán bù trừ tập trung.

Ngoài mục tiêu đã tuyên bố là sử dụng CBDC để loại bỏ sự phụ thuộc vào đô la Mỹ, các quan chức cũng tiết lộ kế hoạch đang được tiến hành để khám phá khả năng giao dịch xuyên biên giới thông qua quan hệ đối tác với ngân hàng trung ương của Thái Lan và ngân hàng lớn nhất của Malaysia.

Nhật Bản

Tại Nhật Bản, ngân hàng trung ương của nước này đã bắt tay với một nhóm 7 ngân hàng trung ương khác vào tháng 10/2020 để xuất bản một báo cáo xem xét các CBDC.

Kể từ đó, Bank of Japan (BoJ) bắt đầu thực hiện Proof-of-Concept để kiểm tra các chức năng cốt lõi của CBDC. Trong khi giai đoạn thử nghiệm kết thúc vào tháng 3 năm nay, các quan chức từ hội đồng tiền kỹ thuật số của Nhật Bản đã nói rằng đồng yên kỹ thuật số phải tương thích với CBDC khác và BoJ vẫn đang hoàn thiện các chức năng chính của nó.

Khả năng ngoại tuyến của CBDC này là một trong những cân nhắc hàng đầu của Nhật Bản khi họ đang cố gắng thiết lập một loại tiền kỹ thuật số chống gián đoạn do đất nước mặt trời mọc rất thường xuyên bị động đất, lũ lụt và sóng thần.

Vào đầu năm 2020, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản nói rằng tiền kỹ thuật số của Nhật Bản có thể liên doanh cùng các đối tác công lập và tư nhân để điều chỉnh mục tiêu của Nhật Bản với những thay đổi toàn cầu trong lĩnh vực fintech.

Thái Lan

Kể từ năm 2019, Thái Lan đã hợp tác với HKMA của Hồng Kông để thử nghiệm sử dụng CBDC trong thanh toán xuyên biên giới giữa các tổ chức tài chính ở cả hai quốc gia.

Theo thông cáo báo chí của Bank of Thailand:

“Sự phát triển của CBDC là một cột mốc quan trọng có khả năng thay đổi cơ sở hạ tầng tài chính và cuối cùng là bối cảnh tài chính có thể dẫn đến nhiều thay đổi trong vai trò của nhiều bên liên quan”.

Tương tự như các sáng kiến CBDC khác, Bank of Thailand sẽ tham vấn và phản hồi với công chúng cũng như với khu vực tư nhân và nhà nước về “phát triển và phát hành CBDC bán lẻ”.

Bank of Thailand có kế hoạch bắt đầu thử nghiệm việc sử dụng CBDC vào quý II/2022.

Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn

Đình Đình

Theo Cointelegraph

Theo dõi trang Twitter | Theo dõi kênh Telegram | Theo dõi trang Facebook