Các nạn nhân đòi quyền lợi trong số 3,6 tỷ đô la Bitcoin thu hồi từ vụ hack Bitfinex

Giờ đây, chính phủ Hoa Kỳ đã thu hồi được phần lớn số Bitcoin bị đánh cắp từ Bitfinex vào năm 2016. Theo đó, ngày càng có nhiều tổ chức và cá nhân cố gắng khẳng định đó là tài sản của họ.

bitcoin

Theo báo cáo, Bộ Tư pháp đã thu giữ 94.636 BTC từ một cặp vợ chồng ở New York bị buộc tội rửa số tiền khổng lồ từ vụ hack.

Lo ngại cho trường hợp xấu nhất, Twitter tràn ngập những tranh luận rằng chính phủ Hoa Kỳ hiện đang nắm giữ túi Bitcoin khổng lồ này và có thể bán nó, làm sụp đổ các thị trường đang tăng trưởng gần đây. Tuy nhiên, số tài sản này đúng lý thuộc về Bitfinex và cần xác định chắc chắn ai là người sở hữu nó vào thời điểm xảy ra vụ hack hơn 5 năm trước.

Số Bitcoin trị giá 3,6 tỷ đô la bị thu giữ chiếm khoảng 80% toàn bộ số tiền bị đánh cắp trong vụ hack, tổng trị giá 4,5 tỷ đô la.

Ai muốn Bitcoin?

Vào ngày 10/2, Bloomberg đã báo cáo rằng các luật sư chuyên về gian lận tiền điện tử đã bị quá tải với lời mời từ những người đặt ra yêu cầu số tiền khổng lồ hoặc một phần trong đó.

Luật sư David Silver nói rằng anh ta đã nhận được “hàng chục lời mời” từ các cá nhân bị mất tiền trong vụ hack sàn giao dịch năm 2016.

“Thế giới đã thay đổi đáng kể từ năm 2016 và mọi người sẽ yêu cầu lấy lại số Bitcoin mới tìm được này”.

Ngoài ra, các quan chức Bộ Tư pháp cho biết họ có ý định thiết lập một quy trình tố tụng để các nạn nhân đòi lại tiền điện tử bị đánh cắp.

Bitcoin được giao dịch với giá khoảng 600 đô la vào thời điểm xảy ra vụ hack Bitfinex vào tháng 8/2016. Nó đã tăng mạnh 7.200% kể từ đó. Như vậy, có thể có số lượng lớn các triệu phú tiền điện tử mới nếu họ thực sự được hoàn tiền.

Khoản bồi hoàn 30 triệu đô la

Vào thời điểm đó, Bitfinex đã phân bổ hơn 30% khoản thiệt hại cho tất cả các tài khoản khách hàng. Sàn đã tạo và phát hành token BFX cho người dùng với tỷ lệ 1 coin cho 1 đô la bị mất. Tất cả các token đó đã được mua lại trong vòng 8 tháng hoặc được đổi lấy cổ phiếu vốn iFinex theo báo cáo.

Bitfinex cũng tạo ra một token khác gọi là Recovery Right Token (RRT) sẽ sử dụng để hoàn trả nếu tài sản bị đánh cắp được khôi phục.

“Hiện có 30 triệu token RRT đang tồn tại theo Bitfinex. Điều đó có thể dẫn đến khoản bồi hoàn lên đến 30 triệu đô la”.

Sàn giao dịch cũng có kế hoạch sử dụng một số khoản tiền thu hồi để mua và phá hủy token LEO được tạo ra vào năm 2019.

Một số khách hàng không đồng ý với điều này. Ví dụ, một cư dân San Francisco tuyên bố anh ta muốn lấy lại BTC của mình:

“Đó là Bitcoin của tôi mà họ đã lấy từ ví đa chữ ký của tôi. Tôi muốn lấy lại số Bitcoin của mình”.

Kyle Roche của Roche Freedman LLP nhận xét rằng phần lớn sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận người dùng mà khách hàng của Bitfinex đã có với công ty vào năm 2016. Một vấn đề chính khác là xác minh danh tính của chủ sở hữu ví trên sàn giao dịch có từ thời điểm mà các yêu cầu KYC (xác minh danh tính) chưa được thực thi nghiêm ngặt.

Quá trình này có thể sẽ kéo dài và mất nhiều năm trước khi bất kỳ ai nhận lại được coin của mình.

Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn

Đình Đình

Theo Beincrypto

Theo dõi trang Twitter | Theo dõi kênh Telegram | Theo dõi trang Facebook