Đây sẽ là 4 trend của năm 2022
2021 là một năm đột phá đối với tiền điện tử và công nghệ blockchain. Giá token, tiến bộ công nghệ và áp dụng layer-2 đã vượt quá mọi sự mong đợi. Thị trường NFT đã phát triển sôi động. Tiêu chuẩn ERC-721 NFT đã đứng đầu danh sách “Power100” hàng năm của ArtReview. Công ty giao dịch tại Phố Wall gần đây đã thuê phát thanh viên crypto và trader DeFi không cần kinh nghiệm trong thị trường tài chính cho chi nhánh tiền điện tử mới ra mắt của mình.
Chu kỳ giá có thể đóng vai trò quan trọng trong sự hưng phấn của thị trường, nhưng xét về sự phát triển và mở rộng liên tục của hệ sinh thái tài sản kỹ thuật số, 2021 chỉ là giai đoạn khởi động. Liệu đà tăng có thể duy trì trong năm 2022 không? Dưới đây là bốn dự đoán dành cho thị trường trong năm mới.
1. Năm của DAO và nền kinh tế sở hữu
Giống như metaverse, DAO là khái niệm mới được người dùng chấp nhận rộng rãi trong năm vừa qua. Xu hướng này phù hợp với môi trường trí tuệ, văn hóa và đạo đức chung của kỷ nguyên hiện tại (kỷ nguyên sống chung với đại dịch covid). Lực lượng lao động toàn cầu đã và đang đánh giá lại ý nghĩa của việc cộng tác theo cách hoàn toàn phi tập trung.
Jesse Walden của Variant Fund, nhà đầu tư tại Gro, đã thường xuyên nói về cách mà công nghệ cho phép chúng ta tiến gần hơn đến ‘Nền kinh tế sở hữu’. Trong đó, các cá nhân thực sự có thể chia sẻ quyền sở hữu trong một số nền tảng mà họ đóng góp.
Ông cho rằng mô hình kinh tế hợp tác này giúp đảm bảo sự liên kết tốt hơn với người dùng theo thời gian. Điều này giúp các nền tảng trở nên linh hoạt hơn, toàn diện và đổi mới hơn. Chúng sẽ được vận hành ở trạng thái tối ưu, tận dụng hình thức tiếp thị khuyến khích để tăng hiệu ứng của mạng lưới.
Một ví dụ về nền kinh tế sở hữu tại nơi làm việc là Uniswap. Đây là sàn giao dịch tiền điện tử cho phép trader mua và bán tài sản kỹ thuật số tương tự như trên bất kỳ sàn giao dịch tập trung nào, với một khoản phí giao dịch. Tuy nhiên, không giống như các đối tác tập trung, Uniswap có mã nguồn mở và do người dùng sở hữu. Nó không coi phí giao dịch đó là lợi nhuận. Thay vào đó, nó phân phối phí cho các trader tạo ra thị trường để cung cấp thanh khoản và làm cho sản phẩm trở nên hữu ích, đảm bảo trải nghiệm trở nên mượt mà hơn.
Các nhà phát triển bên thứ ba đã xây dựng hệ sinh thái phong phú xung quanh Uniswap. Điều này tiếp tục gia tăng sự phổ biến và tăng cường chức năng của nó, vượt trội so với các sàn giao dịch tập trung.
ConstitutionDAO là câu chuyện nổi bật nhất liên quan đến DAO trong năm 2021. Đó là nỗ lực thất bại của một nhóm người dùng tiền điện tử để mua một bản sao hiếm hoi, phiên bản đầu tiên của Hiến pháp Hoa Kỳ tại phiên đấu giá.
Ngay cả khi không thành công, dự án cũng đã tạo được tiếng vang trong cộng đồng. Vào cuối tháng 11, một DAO khác đã thắng thầu một văn kiện khác – Tuyên bố của Công ước Chống nô lệ.
Tập hợp các quỹ cộng đồng là một trong những trường hợp sử dụng cho các DAO. Sau khi sử dụng DAO để cho ra mắt token GRO, Gro DAO hiện đã thiết lập đội ngũ marketing phi tập trung từ các thành viên của cộng đồng. G-Force được giao nhiệm vụ cải thiện hai KPI chính. Đầu tiên là tổng giá trị bị khóa trong giao thức Gro. Thứ hai là quy mô của cộng đồng trực tuyến Gro toàn cầu. Các thành viên sẽ được thưởng bằng token GRO cho những đóng góp của họ.
Sáng kiến G-Force nhằm mục đích chứng minh tiện ích của các DAO trong việc tạo ra một tổ chức phi tập trung, với mục đích cụ thể liên quan đến việc thúc đẩy sự phát triển của một dự án. Điều này không chỉ đơn thuần là việc quản lý dự án. Nó còn là bài tập kiểm tra khả năng thu hút sự tham gia của cộng đồng thông qua việc tiếp thị và quảng bá dự án.
Trong năm tới, chúng ta sẽ thấy nhiều sáng kiến thử nghiệm như vậy xung quanh DAO, giúp nó trở nên phổ biến hơn. Các dự án sẽ tăng cường sử dụng nguồn vốn cộng đồng dựa trên DAO, để bổ sung hoặc thay thế cho nguồn vốn VC truyền thống.
2. Đa chuỗi phát triển mạnh
Trong nhiều năm qua, có vẻ như sẽ không có nền tảng nào thực sự trở thành đối thủ Ethereum. Nhiều nền tảng hợp đồng thông minh thế hệ đầu không bắt kịp tiến độ và dần trở nên mờ mịt. Nhưng khi việc áp dụng DeFi bắt đầu tăng vọt vào đầu năm 2020, các hạn chế của Ethereum, đặc biệt là phí gas cao, nhanh chóng trở thành tâm điểm của thị trường. 2021 đã chứng kiến sự bùng nổ hoạt động trên các chuỗi layer-1 và layer-2, với BSC, Solana, Avalanche và Polygon là những dự án nổi bật.
Vì vậy, vào cuối năm 2021, có lẽ không có gì ngạc nhiên khi các cầu nối xuyên chuỗi (cross-chain) và giao thức đa chuỗi (multi-chain) đang chứng kiến khối lượng giao dịch và số lượng người dùng tăng vọt. Curve Finance, ứng dụng DeFi phổ biến nhất tính theo tổng giá trị bị khóa (TVL), hiện hoạt động trên bảy chuỗi, kết hợp giữa Layer-2 và Layer-1.
Vào năm 2022, Layer-2 của Ethereum có thể sẽ phát triển mạnh mẽ, thay thế cho Layer-1. Các Layer-2 phổ biến như Arbitrum và Optimism đang thu hút người dùng từ cộng đồng và Zero-Knowledge rollup đang bắt đầu tham gia vào hệ sinh thái DeFi, bao gồm cả sự kiện Gro được triển khai trên Argent zkSync.
Hệ sinh thái đa chuỗi có những lợi thế rất lớn, đặc biệt là giúp giảm chi phí giao dịch và tạo ra nhiều điểm truy cập cho người dùng mới. Vì vậy, chúng ta có thể mong đợi xu hướng này sẽ tiếp tục, với nhiều giao thức hơn được thiết lập trên nhiều chuỗi và tiếp tục cải tiến trải nghiệm người dùng đa chuỗi.
3. Web3 gia nhập cuộc chơi
NFT, DAO và metaverse chỉ đơn giản là các thành phần của cuộc hành trình rộng lớn hơn tiến đến kỷ nguyên Web3, sẽ bắt đầu trở thành thuật ngữ thông dụng vào năm 2022. Anh trai của Elon, Kimbal Musk, đang dốc toàn lực cho quá trình chuyển đổi này với một DAO của riêng mình, tổ chức từ thiện Web3 nhằm giải quyết vấn đề công bằng về lương thực. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Musk đã đề cập đến ý tưởng rằng Web 3 được kích hoạt bởi sự sáng tạo của cộng đồng. Điều này giúp liên kết hiệu quả tất cả những phát triển liên quan mà chúng ta hiện đang sử dụng.
Vào năm 2022, ranh giới xác định các phân khúc tài sản kỹ thuật số khác nhau sẽ ngày càng trở nên mờ nhạt. NFT, DeFi, metaverses phi tập trung và DAO sẽ bắt đầu trở thành một phần trong cách mà chúng ta tương tác trực tuyến và được gọi chung là Web 3. 2022 sẽ là năm đánh dấu lần đầu tiên người tiêu dùng bắt đầu trải nghiệm Web3 trong cuộc sống hàng ngày của họ.
4. Thị trường hạ nhiệt, nhưng không đóng băng
Dự đoán giá luôn là đề tài rất khó khăn, thế nhưng mọi thứ đều có quy luật của nó, thị trường đi lên thì cũng có thể đi xuống. Vào đầu tháng 12 năm 2021, hầu hết thị trường tiền điện tử vẫn đang háo hức dự đoán một đợt tăng giá lớn khác. Tuy nhiên, dựa trên các chu kỳ trước đó, một đợt suy thoái vẫn có khả năng diễn ra.
Mặc dù vậy, dự đoán này này không đồng nghĩa với việc toàn bộ thị trường sẽ suy thoái nghiêm trọng. Hãy nhớ rằng lĩnh vực này đã nổi lên mạnh mẽ hơn bao giờ hết kể từ mùa đông tiền điện tử năm 2018 và 2019. Với động lực cũng như sự chú ý từ cộng đồng hiện tại, khoảng thời gian dài và ảm đạm này dường như khó có thể lặp lại.
Hơn nữa, đứng trên quan điểm giao dịch và đầu tư, có sự khác biệt lớn giữa năm 2018 và hiện tại. Thị trường DeFi trị giá 275 tỷ USD đã xuất hiện trong vài năm qua và đang cung cấp cho người dùng lợi nhuận được bảo vệ thông qua canh tác lợi nhuận stablecoin, điều mà trước đó không thể thực hiện được. Các sản phẩm của Gro cho phép người dùng kiếm được lợi nhuận từ nhiều nguồn khác nhau với các token được bảo vệ, rủi ro thấp hoặc các chiến lược sử dụng stablecoin tích cực hơn (nhưng vẫn trung lập với thị trường).
Như vậy, trong khi các chu kỳ giá diễn ra, bản thân thị trường sẽ không đóng băng như những gì đã diễn ra trong năm 2018. Hơn nữa, các xu hướng nêu trên đã cung cấp quá đủ động lực, đảm bảo lợi ích dành cho nhà đầu tư phát triển và áp dụng tài sản kỹ thuật số trong suốt chu kỳ thị trường tiếp theo.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn
Việt Cường
Theo Beincrypto
Theo dõi trang Twitter | Theo dõi kênh Telegram | Theo dõi trang Facebook