Giá trị của ETH sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Ethereum 2.0 được quảng cáo chuyển đổi sang một cơ chế đồng thuận tốt hơn và ‘quá trình chuyển đổi’ cụ thể này đã được bàn luận xôn xao trong nửa năm qua.
Quá trình phát triển bắt đầu vào năm 2018 và phải mất một thời gian để đạt được Giai đoạn 0. Trong 18-20 tháng qua, Ethereum Foundation phải loay hoay với các lần chậm trễ, lộ trình cập nhật, nhiều tin đồn về tính hợp pháp của dự án và hàng tá hoài nghi từ những người đề xuất dự án đối thủ.
Vào ngày 1/12/2020, một số câu hỏi này đã bị dập tắt. Beacon Chain của Ethereum 2.0 hoạt động thành công sau khi hợp đồng ký gửi ETH2 nhận được 524,288 ETH. Nhiều trình xác thực stake 32 ETH trên mạng để đáp ứng điều kiện và có 2,133,282 token đã được stake trong hợp đồng tiền gửi tại thời điểm viết bài (tức là 1.55 tỷ đô la ETH).
Tuy nhiên, khi một số tranh luận được giải quyết thì lại phát sinh những lập luận mới về việc ra mắt Beacon Chain. Quá trình phát triển ETH 2.0 sẽ nhận được nhiều ánh đèn sân khấu hơn vào năm 2021, nhưng chính xác thì những gì sẽ thay đổi trong năm tới?
Bản cập nhật lộ trình khác để hiểu thêm về tiến trình lần này
So sánh lộ trình ETH 2.0 vào tháng 3/2020 và tháng 12/2020
Vitalik Buterin đã chia sẻ lộ trình của tháng 12/2020 ngay sau khi ra mắt Beacon và các thanh tiến trình nêu bật trạng thái phát triển ETH 2.0.
Mặc dù thoạt nhìn cả hai bản đồ đều hiển thị sự khác biệt giữa kỳ vọng và thực tế, nhưng điều cần loại bỏ từ minh họa này là khối lượng công việc thực tế còn lại cho Ethereum Foundation.
Ethereum 2.0: Kế hoạch cho năm 2021
Bây giờ, sau khi ra mắt Giai đoạn 0, sự chú ý sẽ chuyển sang Giai đoạn 1 của ETH 2.0. Quá trình chuyển đổi chính thức sang PoS sẽ bắt đầu với quá trình triển khai chuỗi sharding (phân mảnh).
Sharding là quá trình chia nhỏ tải trên một blockchain để trải rộng trên nhiều chuỗi song song. Con số quyết định lúc đầu là 64 shard, nhưng vẫn có thể thay đổi được. Mục tiêu? Đơn giản là làm cho Ethereum có thể mở rộng hơn.
Vì vậy, Beacon Chain dự kiến sẽ được chia sẻ vào năm 2021 và các câu hỏi bắt đầu xuất hiện từ đây.
Hội chứng ‘Giữ chân’: ETH 2.0 và sự chậm trễ
Quá trình ra mắt Giai đoạn 0 đã bị trì hoãn rất nhiều lần và Ethereum Foundation phải hứng chịu không ít lời chỉ trích. Ngày ra mắt Beacon Chain bắt đầu gây chú ý vào cuối năm 2019. Sau đó, một loạt ‘ngày dự kiến’ tiếp tục bị lùi lại, mang lại nhiều sự hả hê hơn cho những người tối đa hóa BTC.
Như vậy, có thể nói sự phức tạp của Ethereum 2.0 là rất lớn nên chậm trễ trở thành một phần không thể tránh khỏi của quá trình phát triển. Danny Ryan tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn gần đây rằng đồng đội kề vai sát cánh cùng anh gồm 10 người. Trên hết, họ có 5 nhóm máy khách tham gia thường xuyên, tăng hơn 100 cộng tác viên cho nhóm. Anh ấy nói:
“Về việc đưa ra một số nâng cấp lớn này cho mainnet (mạng chính), quá trình sản xuất đi từ ý tưởng và nghiên cứu về các thông số kỹ thuật và bằng chứng về các khái niệm (proof of concepts)… sau đó hoàn thiện sản xuất, tiếp theo là phát triển về kỹ thuật và thử nghiệm, cuối cùng là hiệu đính”.
Nói tóm lại, việc bám sát các mốc thời gian không phải là cách phù hợp nhất của ETH 2.0 và nhiều cuộc thảo luận về sharding trong không gian cho thấy sẽ có nhiều sự chậm trễ hơn nữa.
Giá trị của ETH bị ảnh hưởng như thế nào?
Động lực kinh tế của Ethereum thay đổi hoàn toàn với Ethereum 2.0. Ví dụ: phát hành trên chuỗi ETH 1 hiện tại có tỷ lệ lạm phát là 4% mỗi năm. Với ETH 2.0, tỷ lệ lạm phát được cho là sẽ giảm xuống 0.5%, với sự tham gia của các trình xác nhận.
Điều quan trọng cần lưu ý là người dùng không thể truy cập phần thưởng staking trên Ethereum 2.0 trong 2 năm đầu tiên hoạt động song song. Do đó, khi các phần thưởng giao dịch này được mở khóa, sự gián đoạn giá đáng kể có thể được kích hoạt, với các động lực lớn để giao dịch. Tuy nhiên, vào năm 2021, giá trị của ETH có thể bất ổn hơn.
Hiện tại, 1.87% nguồn cung lưu hành của ETH bị khóa trong hợp đồng ký gửi ETH 2.0. Về mặt kỹ thuật, đây không phải là một tình huống xấu do khía cạnh giảm phát của ETH như một tài sản. Nhiều người tham gia vào giao thức staking cho thấy sự quan tâm là tự nhiên và tầm nhìn không phải là ngắn hạn.
Do đó, mặc dù có thể khó đánh giá mức độ tăng trưởng giá, nhưng mức đáy có thể là giá trị hiện tại của ETH.
Thời gian trả lời tất cả
Năm 2021 có thể nhiều khả năng đầu cơ hơn đối với ETH và xu hướng giá sẽ linh hoạt không kém. Tuy nhiên, có một số điều mà chúng ta có thể chắc chắn:
- a) Giá trị của ETH không có khả năng lao dốc thảm hại.
- b) Sự phát triển của ETH 2.0 sẽ không trì trệ.
- c) ETH sẽ được các nhà đầu tư chú ý nhiều hơn (nhờ vào Hợp đồng tương lai của CME sắp tới).
Dưới đây là một số dự đoán phổ biến về giá trị của ETH vào năm 2021:
- Simon Dedic, đồng sáng lập Blockfyre ước tính trên 800 đô la.
- James Todaro, đối tác quản lý tại Blocktown Capital tin vào khả năng đạt 9000 đô la.
- com đề xuất giá trị chính xác là 872 đô la.
- com chỉ ra phạm vi 1493 đô la trong một năm.
- Mike McGlone của Bloomberg gợi ý về mức thấp hơn từ 500 đến 700 đô la.
Như quan sát, mô hình dự đoán cho ETH chủ yếu dựa trên nhận thức của các nhà phân tích và cách họ cảm thấy nó sẽ hoạt động như thế nào, trong khi các trang web thu thập dữ liệu kết hợp các số liệu lịch sử.
ETH được cho là sẽ có tiềm năng Rủi ro/Phần thưởng tốt nhất vào đầu năm 2021. Trong khi Bitcoin vượt qua mức ATH trước đó, ETH vẫn giảm 50% so với ATH năm 2017. Sự quan tâm ngày càng tăng và nhu cầu leo thang đối với ETH chắc chắn sẽ đẩy giá của nó lên ATH vào một thời điểm nào đó. Năm 2021 có thể tạo ra cuộc biểu tình hướng tới mục tiêu này.
Minh Anh
Theo Ambcrypto
Theo dõi trang Twitter | Theo dõi kênh Telegram | Theo dõi trang Facebook