Hợp nhất Ethereum sẽ thay đổi động lực của staking thanh khoản như thế nào?

Staking đã gây được tiếng vang trong một thời gian khá dài. Giống như hầu hết những gì liên quan đến không gian tiền điện tử, thậm chí điều này có thể là một khái niệm phức tạp hoặc đơn giản, tùy thuộc vào việc nó chuyên sâu đến đâu.

Đối với hầu hết trader và nhà đầu tư, staking là một cách kiếm phần thưởng khi khóa một số loại tiền điện tử nhất định. Mặc dù đó là điểm mấu chốt nhưng cũng cần phải tìm hiểu các khía cạnh khác.

Staking thường diễn ra thông qua các staking pool. Các loại tiền điện tử được stake để kiếm phần thưởng vì blockchain cơ bản cần chúng để hoạt động. Về bản chất, các loại tiền điện tử cho phép staking sử dụng cơ chế đồng thuận PoS.

Staking cũng góp phần vào bảo mật và hiệu quả của các blockchain. Hơn thế nữa, staking giúp chuỗi cơ bản chống lại các cuộc tấn công tốt hơn và tăng cường khả năng xử lý giao dịch.

Các động lực thay đổi

Đầu năm nay, một loạt các tổ chức nổi tiếng đã tham gia staking, thúc đẩy vị trí của họ trong cộng đồng. Chẳng hạn, gã khổng lồ ngân hàng đầu tư JP Morgan nhấn mạnh trong báo cáo cuối tháng 6 rằng họ tin vào sức mạnh của staking.

Báo cáo nói trên có tiêu đề “Giới thiệu về staking – Cơ hội phát triển nhanh chóng cho các trung gian tiền điện tử và khách hàng” nhấn mạnh rằng staking tiền điện tử làm cho “hệ sinh thái tiền điện tử trở nên hấp dẫn hơn như một loại tài sản”.

Hơn thế nữa, ngân hàng nhấn mạnh staking có tiềm năng đóng vai trò như nguồn doanh thu chính cho nhà đầu tư tổ chức và bán lẻ.

“Chúng tôi ước tính staking hiện là hoạt động kinh doanh trị giá 9 tỷ đô la cho nền kinh tế tiền điện tử, sẽ tăng lên 20 tỷ đô la sau khi hợp nhất Ethereum và có thể đạt 40 tỷ đô la vào năm 2025 nếu PoS phát triển thành giao thức thống trị”.

“Merge” (hợp nhất) của Ethereum chắc chắn sẽ làm thay đổi động lực thị trường staking. Theo dữ liệu mới nhất, có gần 10 tỷ đô la tài sản đã stake thanh khoản so với 9 tỷ đô la như báo cáo của JP Morgan. So với hiện tại, con số này phải tăng ít nhất 4 lần để đạt đến 40 tỷ đô la vào năm 2025.

Có khả thi không?

Hiện tại, một vài người chơi rõ ràng đang chiếm ưu thế trên thị trường staking thanh khoản. Hầu hết các giao thức đều có một phần lớn giá trị stake trên Ethereum, tiếp theo là Terra.

Với hơn 6,75 tỷ đô la và 2,41 tỷ đô la, Lido Finance và Anchor Protocol dường như nổi bật nhất vào lúc này. Tuy nhiên, quan sát tốc độ chậm dần trong vài tháng qua, mục tiêu nói trên của JP Morgan dường như quá xa vời.

Ngược lại, trong vài tháng tới, nếu cơn sốt staking trở nên dữ dội hơn, mọi thứ có thể được định hình theo hướng thuận lợi cho thị trường staking. Do đó, chỉ có thời gian mới biết liệu các dự án tiềm năng nói trên có thể thành công trong tương lai hay không.

staking

Nguồn: Messari

Bối cảnh sau khi hợp nhất

Mặc dù có thể kiếm được phần thưởng staking trong khi duy trì tài sản thế chấp thanh khoản mở ra một loạt khả năng kiếm thêm lợi nhuận, nhưng đi kèm với đó là tâm lý sợ hãi trong ngắn hạn.

Thị trường tăng giá không kéo dài mãi mãi và Merge liên tục bị trì hoãn cùng với tâm lý thay đổi thành ngại rủi ro có thể khiến nhà đầu tư chuyển tiền từ Ethereum sang các layer 1 khác. Trên thực tế, cùng với Terra, các giao thức như Fantom và Solana có thể là điểm đến lý tưởng.

Ngoài ra, cần lưu ý trình xác thực tạm ngừng hoạt động trong thời gian đầu sau hợp nhất có thể dẫn đến slashing (phạt cắt giảm). Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến lượng hỗ trợ tài sản thế chấp của token đã stake. Nhấn mạnh về điều này, nhà sáng lập và CEO Ryan Selkis của Messari cho biết:

“… Trong khi tôi lạc quan về dài hạn, tôi hơi lo lắng về rủi ro thanh lý trong ngắn hạn”.

Hiện tại, miễn là các quỹ bị khóa dưới dạng token vẫn còn trong hệ sinh thái, thị trường staking sẽ phát triển mạnh. Nhưng giai đoạn trước và sau hợp nhất chắc chắn sẽ khá chao đảo.

Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn

Đình Đình

Theo AMBCrypto

Theo dõi trang Twitter | Theo dõi kênh Telegram | Theo dõi trang Facebook