Mở đường cho một mạng Web 3.0 mới

Trong một bài viết có tiêu đề “Tại sao web không phải là chân ái?” (Why the Web Won’t be Nirvana) của tờ Newsweek ra ngày 26 tháng 2 năm 1995, bài viết này đã chỉ ra những khuyết điểm rất lớn của Internet là: quá đắt, quá chậm, quá phức tạp – đó cũng là tất cả những lời chỉ trích đối với blockchain ngày nay.

Tất nhiên, 26 năm sau, Internet ngày càng rẻ hơn, nhanh hơn và cả những người không am hiểu nhiều về công nghệ cũng có thể truy cập được. Một số người gọi tiến bộ đạt được trong gần ba thập kỷ đó là sự tiến bộ từ web tĩnh sang web xã hội hoặc sự thay đổi mô hình từ Web 1.0 sang Web 2.0. Các giải pháp sáng tạo như thuật toán tìm kiếm và việc phát minh ngôn ngữ dùng cho web như Javascript giúp nhà phát triển xây dựng các nền tảng tương tác cho người dùng, nâng cao đáng kể khả năng sử dụng của Internet.

Tuy nhiên, trong khi nhiều khía cạnh được cải tiến, những thách thức vẫn còn tồn tại. Các chính trị gia đe dọa bãi bỏ luật trung lập mạng, sự kém hiệu quả trong việc sử dụng băng thông, kiểm duyệt Internet và các biện pháp bảo vệ quyền riêng tư hạn chế là một vài trong số những rào cản còn tồn tại cho đến ngày nay. Do đó, những nỗ lực xây dựng không ngừng, dựa trên Web 2.0 đã tạo tiền đề cho sự xuất hiện gần đây của thế hệ mới mà những người tiên phong gọi là Web 3.0.

Tạo tiền đề cho sự ra đời của Web 3.0

Web 3.0 có các đặc trưng gắn liền với mục đích ra đời của nó: Xây dựng một mạng tự trị, thông minh và cởi mở hơn cho tất cả mọi người. Với trọng tâm là xây dựng mạng miễn phí, một trong những mục tiêu chính của mạng là không cần các máy chủ trung tâm. Đã qua rồi cái thời sử dụng các kho lưu trữ dữ liệu được quản lý và thay vào đó là các giao thức phi tập trung quen thuộc trong không gian tiền điện tử.

Để tạo ra cơ sở hạ tầng cho Web 3.0 dựa trên blockchain như vậy, cần có ba trụ cột: Máy tính, thiết bị lưu trữ và mạng lưới. Ethereum và các nền tảng hợp đồng thông minh khác xử lý thành phần đầu tiên. Filecoin, IPFS, Arweave và Sia là các giải pháp lưu trữ nổi bật. Những gì còn lại là một layer mạng mới.

Nguồn: NKN/Binance AMA

New Kind of Network (NKN) tự mô tả là trụ cột thứ ba. NKN được thành lập vào năm 2018 và tầm nhìn về một layer mạng mới đã được ba đồng sáng lập thúc đẩy dựa trên hàng thập kỷ kinh nghiệm về viễn thông của họ. Cả hai đồng CEO Yanbo Li và Bruce Li đều từng làm việc tại các công ty công nghệ lớn như Google, Nokia và Baidu trước khi bắt đầu NKN. Yanbo Li cũng đã xây dựng OnChain, phiên bản doanh nghiệp của blockchain NEO. CTO Yilun Zhang có bằng Tiến sĩ Vật lý chuyên nghiên cứu về Cellular Automata (tự động tế bào), một tập hợp các ô trong lý thuyết tính toán, đã được team sử dụng trong thuật toán đồng thuận của blockchain. Đáng chú ý phải kể đến Stephen Wolfram (người tạo ra công cụ tính toán phổ biến Wolfram Alpha) và Whitfield Diffie (người phát minh mật mã khóa công khai) là cố vấn cho bộ ba đồng sáng lập, tập hợp thành một team tài năng.

Mạng mới

Tiền thân của NKN là một giao thức kết nối mạng P2P dựa trên blockchain được thiết kế để nâng cấp cơ sở hạ tầng Internet máy khách-máy chủ hiện đại. Mạng của NKN nằm trên mạng Internet hiện tại và cho phép người dùng tham gia thông qua các thiết bị hỗ trợ Internet của riêng họ. Quá trình liên kết các thiết bị với nhau sẽ tạo ra một layer mạng mới phủ lên những layer tồn tại hiện nay, mang lại sự riêng tư và các tính năng chống kiểm duyệt từ sự phi tập trung.

Lưu ý rằng NKN không cố gắng tạo ra một Internet mới, ít nhất là vào lúc này. Thay vào đó, NKN hy vọng sẽ tận dụng băng thông Internet chưa sử dụng theo cách hạn chế nguy cơ các điểm tập trung gây lỗi máy chủ. Dưới đây là hình ảnh minh họa NKN Network. Điều này đặt ra câu hỏi: Mạng hoạt động như thế nào?

Nguồn: NKN November 2020 Overview Pitch Deck

Trước tiên, mọi thiết bị kết nối với NKN Network có thể được chia thành hai loại: (1) node và (2) máy khách (client). Các node là những người tham gia đầy đủ. Họ gửi và nhận dữ liệu, nhưng quan trọng nhất là chuyển dữ liệu đến các node khác lân cận. Các node đang hoạt động đó (được gọi là thợ mỏ) củng cố mạng và được thưởng token NKN cho đóng góp của họ. Trong khi đó, các thiết bị máy khách có thể làm mọi thứ ngoại trừ truyền dữ liệu trong mạng. Họ cũng giống như những người dùng cuối (End user). Trong sơ đồ trên, các node là relayer (trình chuyển tiếp). Máy khách có thể gửi dữ liệu cho người khác thông qua đường truyền của relayer theo cách dễ dàng xác minh trên blockchain.

Các node cũng giúp mạng đạt được sự đồng thuận thông qua thuật toán Majority Voting Cellular Automata (MOCA). Giải thích một cách dễ hiểu, MOCA yêu cầu node chỉ giao tiếp hoặc truyền dữ liệu với các node lân cận thay vì toàn bộ mạng. Quá trình này được vận hành thông qua thuật toán PoW được gọi là Proof of Relay (PoR). Với tính năng có thể xác minh và không thể làm giả, PoR rất quan trọng đối với mạng của NKN vì thuật toán đồng thuận này tính toán phần thưởng khai thác của mỗi node. Các node liên tục chạy trên mạng truyền nhiều dữ liệu hơn sẽ kiếm được phần thưởng cao hơn. Sử dụng MOCA và PoR, mạng đạt được sự đồng thuận toàn cầu nhanh hơn do giảm gánh nặng giao tiếp. Điều này cho phép mở rộng mạng.

Sau khi một máy khách hoặc node truy cập vào NKN Network, các địa chỉ ẩn danh dành riêng cho NKN Network được chỉ định một cách ngẫu nhiên. Các địa chỉ này thay thế cho địa chỉ IP trong kiến ​​trúc TCP/IP truyền thống, đảm bảo không cần phải lộ địa chỉ IP Internet khi các máy khách giao tiếp với nhau.

Nhờ sự phổ biến của các thiết bị kết nối Internet, số lượng node trong mạng là rất lớn. Tính đến tháng 9/2021, NKN tự hào có hơn 106.000 node đồng thuận đầy đủ trên mainnet (mạng chính), một trong những số node cao nhất của bất kỳ mạng blockchain nào. Tuy nhiên, điều đáng nói là nhiều trong số này được vận hành thông qua quan hệ đối tác của NKN với AWS và Digital Ocean, cho phép triển khai các node bằng một cú nhấp chuột. Vì node của NKN trên AWS nằm trong danh sách miễn phí của nhà cung cấp dịch vụ đám mây nên người dùng có thể vận hành một node trong 750 giờ mà không phải trả bất kỳ chi phí nào, những giờ sau đó sẽ tính phí nhưng rất thấp (chỉ 0,012 đô la mỗi giờ). Tương tự, Digital Ocean cho phép người dùng vận hành các node chuyển tiếp miễn phí trong nhiều tháng.

Điều này dẫn đến việc phụ thuộc nhiều hơn vào các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba. Sử dụng hệ thống này, NKN phải đánh đổi giữa cơ sở hạ tầng mới và sự thuận tiện cho việc khởi động mạng lưới relayer. Điều này không xảy ra trên Bitcoin và Ethereum, dẫn đến các so sánh trực tiếp về số lượng node “một trời một vực” giữa những blockchain khác nhau.

Nguồn: AWS Marketplace

Số lượng node cao luôn là điều lý tưởng trong bất kỳ hệ thống blockchain nào, nhưng nó đặc biệt quan trọng đối với NKN. Vì NKN là một blockchain tiện ích, nên nhiều node hơn tương quan với việc tăng dung lượng và tốc độ mạng. Như vậy, NKN Network có thể cung cấp nội dung chất lượng cao (chẳng hạn như video 4K UHD) cho hàng triệu khách hàng. Khi mạng mở rộng quy mô, khả năng phục vụ toàn cầu sẽ tăng lên.

Hầu hết hơn 106.000 node của NKN hiện nay nằm ở Hoa Kỳ, Châu Âu và các khu vực khác có cơ sở hạ tầng Internet mạnh mẽ. Do vậy, không có gì đáng ngạc nhiên về mối tương quan chặt chẽ giữa nơi các cụm node hoạt động và nơi đặt các máy chủ đám mây đã biết. Mặt khác, công nghệ của NKN cũng rất phù hợp với những người đang sinh sống tại các nước đang phát triển và những nơi không có cơ sở hạ tầng mạnh mẽ. Các khu vực như Châu Phi và Nam Mỹ chưa được khai thác hết tiềm năng. Trong tương lai, phát triển tại những thị trường này là một thách thức nhưng mang lại lợi nhuận khổng lồ cho NKN.

Nguồn: Báo cáo hàng tháng của NKN – 8/2021

Hoạt động hiện tại trên mạng chủ yếu xảy ra trong khoảng 17 giờ hôm trước đến 5 giờ sáng hôm sau (theo giờ Việt Nam). Nói cách khác, hầu hết hoạt động xảy ra ở Tây bán cầu.

Phần trăm giao dịch theo bán cầu địa lý | Nguồn: Intotheblock

Cơ sở hạ tầng và ứng dụng NKN

Mainnet của NKN chính thức ra mắt vào tháng 6/2019 và được nâng cấp thành NKN 2.0 một năm sau đó. NKN 2.0 là nơi hoạt động của dataRide, một nền tảng hiện thực hóa tầm nhìn sản phẩm của nền tảng.

dataRide

dataRide là một nền tảng chứa các dịch vụ và ứng dụng dựa trên mạng. Các trường hợp sử dụng hiện tại và tương lai cho dataRide bao gồm trò chuyện/nhắn tin tức thời, truyền tệp, tương tác giữa người với người, người với máy và máy với máy nhiều hơn.

nMobile là một ứng dụng di động cũng hiện có trên dataRide, có sẵn trên iOS và Google Play. nMobile tương tự như nền tảng nhắn tin mã hóa phổ biến Signal, nhưng ứng dụng này sử dụng mạng P2P của NKN thay vì các máy chủ tập trung. Không chỉ là một nền tảng nhắn tin, nMobile còn đóng vai trò như một ví tiền điện tử với khả năng chuyển token được tích hợp sẵn. Người dùng nMobile có thể trực tiếp trao đổi token giữa mainnet NKN và ERC-20 thông qua ứng dụng.

NKN

Nguồn: nMobile (Google Play, App Store)

Một ứng dụng khác trên dataRide là nConnect. nConnect cung cấp quyền truy cập từ xa vào các tệp và ứng dụng từ mọi nơi trên thế giới tới bất kỳ thiết bị nào của người dùng, ví dụ thiết bị cá nhân như máy tính Macbook và máy tính Windows, thiết bị doanh nghiệp có tường lửa hoặc máy chủ lưu trữ gắn liền với mạng (NAS). Máy chủ NAS là máy chủ trên các mạng cụ thể được thiết kế để lưu trữ tệp có thể truy cập từ mọi nơi trên thế giới. Chúng cũng giống như Google Drive riêng biệt dành cho người dùng mạng. NKN hợp tác với ba nhà cung cấp NAS là Synology, QNAP và ASUSTOR để cung cấp khả năng lưu trữ các tệp của máy khách mà chỉ có thể truy cập trên NKN Network. Sử dụng nConnect ở mức độ cá nhân hoặc doanh nghiệp có thể giúp giải quyết sự đánh đổi bộ nhớ hạn chế trên các thiết bị cục bộ và sự phụ thuộc vào các dịch vụ đám mây tập trung như Google Drive, Dropbox và Microsoft OneDrive.

NKN

Nguồn: nConnect (via Synology)

Tất cả code nguồn đều là mã nguồn mở, nghĩa là các nhà phát triển bên ngoài có thể truy cập và xây dựng ứng dụng của riêng họ trên mạng. Theo thời gian, các nhà phát triển tận dụng cơ sở code để tạo ra nhiều dịch vụ hoặc doanh nghiệp mới, giống như Internet ngày nay. Quan sát biểu đồ bên dưới, vào năm ngoái, team NKN đã cam kết 17% tất cả các code thay đổi sang kho lưu trữ Github công khai, trong khi số lượng yêu thích kho lưu trữ và fork tăng khoảng 50%.

NKN

Thống kê GitHub cho kho lưu trữ NKN | Nguồn: Intotheblock

Token NKN

Để tạo cơ chế cho các giao dịch trên mạng, team đã phát triển token gốc sử dụng cấu trúc kép có thể hoán đổi giữa mainnet NKN và tiêu chuẩn ERC-20. Cách dễ nhất để kiếm token là trở thành thợ mỏ với vai trò một node trong mạng. Điều này tạo ra động lực kinh tế để các thiết bị chia sẻ băng thông và duy trì node hoạt động 24/7 với kết nối ổn định.

Ban đầu, vận hành một node bằng thiết bị cục bộ chỉ nhận được vài đô la một tháng. Token NKN cũng có thể được sử dụng để giao dịch trong mạng. Như đã đề cập ở trên, mạng của NKN cho phép các ứng dụng như nConnect hoạt động, phân phối nội dung, trò chuyện nhóm và nhiều dịch vụ khác có thể được thanh toán thông qua token. Thợ mỏ lưu trữ các dịch vụ giá trị gia tăng trên node của họ (như các ứng dụng nConnect và nMobile) có thể kiếm thêm token NKN. Hiệu ứng bánh đà (mô tả dưới đây) dần hình thành theo thời gian khi thợ mỏ kiếm được NKN bán cho người khác hoặc thanh toán cho các dịch vụ chạy trên mạng.

NKN

Nguồn: NKN November 2020 Overview Pitch Deck

Hành động giá lâu dài, bền vững phụ thuộc vào nhu cầu đối với token và nhu cầu đối với token sẽ phụ thuộc vào sự thành công, khả năng sử dụng và quy mô của mạng cơ sở của NKN.

NKN

Khối lượng giao dịch trên mạng so với giá token NKN | Nguồn: Intotheblock

Phân phối token

Dự án huy động vốn ban đầu thông qua một loạt vòng bán token trong nửa đầu năm 2018. Từ tháng 2 đến tháng 4, ba vòng tài trợ riêng biệt đã được tiến hành với tổng số tiền là ~27 triệu đô la:

– Private Sale: Từ tháng 2 đến tháng 4/2018, 250 triệu đô la token NKN đã được bán với giá mỗi token từ 0,06 đô la đến 0,09 đô la. Các khoản tiền đã được huy động bằng cả ETH và NEO.

– Early Bird Sale: Từ ngày 2 đến ngày 8/4, 50 triệu đô la token NKN đã được bán với giá mỗi token là 0,084 đô la. Lần này, số vốn huy động chỉ bằng ETH.

– Public Sale: Vào ngày 19/4, 50 triệu đô la NKN đã được bán với giá 0,126 đô la/token. Số tiền đã nhận được tính bằng ETH.

Trong tổng số 1 tỷ token, 35% được phân bổ trong ba lần bán token khi bắt đầu dự án. 65% còn lại được phân bổ cho team, tổ chức của dự án và phần thưởng khai thác. Cụ thể:

– Team sáng lập và các nhà phát triển cộng đồng nhận được 18% nguồn cung.

– 17% được phân bổ cho NKN Foundation và kho bạc của dự án.

– 30% dành cho phần thưởng khai thác, được trao trong khoảng thời gian ước tính 25 năm.

Tất cả các token NKN từ các vòng tài trợ ban đầu đều được cấp đầy đủ và cả NKN Foundation cũng như team sáng lập sẽ được nhận đủ vào tháng 4/2022:

NKN

Lịch trình phân phối token NKN | Nguồn: New Kind of Network Blog

Tương lai của NKN và mạng

NKN tự nhận thấy dự án không thể “ngủ quyên trên chiến thắng”. Team lãnh đạo đã dành nguồn lực đáng kể để phát triển các lĩnh vực triển khai công nghệ và thương mại.

Về mặt công nghệ, NKN đã thông báo tăng cường các tính năng phù hợp để hỗ trợ nhà phát triển và người dùng. Tính năng thứ nhất là cho phép nhiều ngôn ngữ lập trình, tăng số lượng các nhà phát triển có thể xây dựng trên nền tảng NKN. Tính năng thứ hai là giảm giới hạn đối với một địa chỉ IP cho mỗi node. Việc loại bỏ giới hạn cho phép thợ mỏ chạy một node duy nhất bằng nhiều thiết bị. Ngoài những thay đổi với các địa chỉ IP đơn lẻ, NKN đang xây dựng khả năng tương thích với IPv6 – giao thức Internet mới nhất. Nâng cấp sẽ cho phép các thiết bị mới hơn sử dụng IPv6 kết nối với NKN Network vì giao thức thế hệ hiện tại IPv4 cạn kiệt địa chỉ IP duy nhất.

Về mặt thương mại, NKN nhằm thúc đẩy áp dụng nMobile và các dòng sản phẩm khác. Một phương pháp phát triển chủ đạo là tài trợ sự phát triển cộng đồng của các ứng dụng chính trong hệ sinh thái như phương tiện giới thiệu khả năng hoạt động của NKN. Tăng cường quan hệ đối tác công ty cũng có thể giúp mạng phát triển tốt hơn. ASUSTOR, Synology và một số nhà cung cấp đám mây lớn đã tham gia vào các hợp đồng

với NKN. NKN cũng cam kết đạt được các mối quan hệ đối tác quốc tế để định vị vị thế của NKN trở thành người chơi chính đóng vai trò quan trọng trong tương lai của kết nối mạng. Cùng theo đó, họ tuyên bố đang tập trung vào kế hoạch tăng số lượng sàn giao dịch token NKN để tạo điều kiện tốt hơn cho việc giới thiệu các ứng dụng cần đến token này.

Cuối cùng, sự phát triển của Internet vệ tinh thông qua Starlink và các đối thủ cạnh tranh khác là một cơ hội duy nhất để phủ sóng. Internet vệ tinh có thể cung cấp mạng toàn cầu không bị một quốc gia hay khu vực nào ràng buộc. Team đang tăng cường các nỗ lực cho dịch vụ vệ tinh do NKN cung cấp, bao gồm cả việc dành 20.000 đô la cho một thợ mỏ vệ tinh NKN.

Nếu Web 3.0 là tương lai của mạng toàn cầu, thì NKN có vị trí tốt để nắm bắt một phần rất cần thiết của cơ sở hạ tầng. Và trong khi vẫn còn những người hoài nghi Web 3.0, chỉ cần đọc các bài báo từ nhiều thập kỷ trước để nhớ chúng ta đã đi được bao xa. Các nhà đầu tư có thực sự muốn đặt cược vào một mạng toàn cầu, minh bạch và phi tập trung hơn không?

Đình Đình

Theo Messari

Theo dõi trang Twitter | Theo dõi kênh Telegram | Theo dõi trang Facebook

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM