Người dân Trung Quốc đang mạo hiểm tất cả để đào Bitcoin ngầm
Kirk đang khai thác Bitcoin ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Mỗi ngày, anh ấy đều “cầu khẩn” sẽ không bị chính quyền bắt.
Giống như các thợ đào khác, Kirk đã phải hoạt động ngầm kể từ khi Bắc Kinh đàn áp ngành công nghiệp này vào đầu năm nay. Kirk là biệt danh để đảm bảo an toàn và tránh bị phát hiện của một thợ đào Trung Quốc.
Kirk đã trải rộng thiết bị khai thác của mình ở nhiều địa điểm khác nhau để không có hoạt động nào trở nên nổi bật trên radar lưới điện quốc gia. Anh ấy cũng đã sử dụng các nguồn năng lượng khác, lấy điện trực tiếp từ các nguồn điện nhỏ, nguồn điện trong khu vực, không kết nối với lưới điện quốc gia, chẳng hạn như năng lượng từ các con đập thủy điện để đào coin.
Anh cũng phải thực hiện các thao tác kỹ thuật để che giấu định vị của mình.
Kirk chia sẻ rằng anh đã quá quen với việc “xoay sở mọi thứ” khi điều hành một doanh nghiệp ở Trung Quốc, và sáu tháng qua đã thực sự nâng cao ‘trình độ du kích’ của mình.
“Chúng tôi không biết chính quyền sẽ đàn áp… để xóa sổ chúng tôi đến khi nào và ở mức độ nào”, Kirk tâm sự.
Một mỏ đào Bitcoin ở Tứ Xuyên, Trung Quốc | Nguồn: The Washington Post
Theo dõi những người ngoài vòng pháp luật
Kirk không đơn độc.
Mặc dù Bắc Kinh đã trục xuất thợ đào vào tháng 5, sau đó gia tăng lệnh cấm khai thác vào tháng 9 và lần nữa vào tháng 11, nhiều nguồn tin cho biết rằng, có tới 20% tổng số thợ đào Bitcoin trên thế giới vẫn ở Trung Quốc. Con số này đã giảm hơn so với đỉnh điểm 65 – 75% trước đây. Điều này đã khiến thị phần hashrate hiện tại của Trung Quốc giảm về 0% trên danh nghĩa (vì thợ mỏ che giấu địa điểm nên không thể xác định).
Dữ liệu từ công ty an ninh mạng Qihoo 360 của Trung Quốc cho thấy rằng hoạt động khai thác tiền điện tử ngầm dường như đang tồn tại và sống khỏe ở Trung Quốc. Trong một báo cáo hồi tháng 11, nhóm nghiên cứu ước tính rằng trung bình có khoảng 109.000 địa chỉ IP đào coin đang hoạt động ở Trung Quốc mỗi ngày và hầu hết ở các tỉnh Quảng Đông, Giang Tô, Chiết Giang và Sơn Đông.
Hoạt động khai thác tiền điện tử vẫn còn tồn tại ở Trung Quốc, một phần là do rất nhiều thợ đào không chắc liệu Bắc Kinh có thực sự nghiêm túc với lệnh cấm hay không. Và biết đâu sẽ có ngày họ đổi ý.
Vì Trung Quốc đã nhiều lần ‘nã đạn’ vào các loại tiền kỹ thuật số, nhưng sau mỗi lần như vậy, sự đàn áp lại dần dần bị quên lãng, và các quy định cũng dịu đi. Chính phủ đã ra thông báo rằng họ sẽ trấn áp các hoạt động khai thác tiền điện tử sau lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng Sản Trung Quốc, đó chính là lúc các nhà lập pháp phải thể hiện sức mạnh. Một số thợ đào – đặc biệt là những người đang hoạt động quy mô nhỏ, nhận thấy rằng chính phủ chỉ đang “làm giá”, vì vậy họ đã ngừng hoạt động, giảm lượng khai thác trong vài tuần, và sau đó hoạt động bình thường trở lại, nhưng vẫn thực hiện một số biện pháp phòng ngừa bất trắc.
Nhưng cuộc đàn áp tiền điện tử này có vẻ khác so với những lần trước đây vì một vài lý do.
Thứ nhất, Trung Quốc đang thiếu nguồn năng lượng, mà năng lượng điện lại là một tài nguyên quan trọng quá trình khai thác Bitcoin. Đất nước đã phải đối phó với tình trạng thiếu hụt nguồn năng lượng trầm trọng trong một thập kỷ, dẫn đến việc phải cắt điện.
Bắc Kinh cũng đã nói rõ rằng khai thác tiền điện tử đã ảnh hưởng đến các mục tiêu tích cực trong việc cải thiện tình khí hậu của họ, khi họ nỗ lực để đạt được trạng thái trung hòa carbon vào năm 2060. Vào tháng 11, người phát ngôn của chính phủ, Meng Wei, đã chỉ trích hoạt động khai thác Bitcoin, gắn nhãn “cực kỳ gây hại” và cam kết thực thi các biện pháp nghiêm ngặt hơn.
Một kỹ thuật viên đang giám sát các máy đào Bitcoin tại một cơ sở khai thác do Bitmain Technologies Ltd. điều hành ở Ordos, Nội Mông, Trung Quốc năm 2017 | Nguồn: QilaiShen
Bên cạnh đó, Bitcoin cũng vấp phải sự cạnh tranh từ đồng nhân dân tệ kỹ thuật số. Trung Quốc đang thử nghiệm eCNY – tiền tệ kỹ thuật số do ngân hàng trung ương nước này tạo ra – có thể cấp cho chính phủ quyền lực lớn hơn để theo dõi chi tiêu trong thời gian thực. Theo Fred Thiel, Giám đốc điều hành của Marathon Digital Holdings, chính phủ Trung Quốc đang kìm hãm giao dịch tiền điện tử có thể là một phần của kế hoạch lớn hơn nhằm đảm bảo eCNY khi được đưa vào sử dụng sẽ được chấp nhận rộng rãi.
“Chính phủ Trung Quốc đang làm mọi thứ có thể để Bitcoin và các loại tiền điện tử khác biến mất khỏi hệ thống tài chính và nền kinh tế Trung Quốc. Một phần nguyên nhân có thể là để đảm bảo việc đồng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương Trung Quốc được chấp thuận và giám sát tài chính”.
Dù động lực là gì, thì mọi người đều có thể thấy rõ chính phủ Trung Quốc đang có thái độ thù địch đối với crypto như thế nào.
Ở các tỉnh như Chiết giang, Giang Tây, Hà Bắc, và Nội Mông, chính phủ đã thực hiện các động thái ở các mức độ khác nhau, chẳng hạn như yêu cầu các quan chức địa phương tiến hành kiểm tra xem họ có tuân thủ quy định hay không, sàng lọc địa chỉ IP cho hoạt động khai thác bất hợp pháp, đột kích các mỏ khai thác tiền điện tử ngầm, bắt giữ và trục xuất các Đảng viên bị nghi ngờ tham gia vào các kế hoạch khai thác crypto.
Các nhà chức trách dường như đặc biệt chú ý đến hoạt động khai thác diễn ra tại các cơ sở nghiên cứu, trung tâm cộng đồng và trường học, nơi có giá điện rẻ hơn giá ở các khu vực bình thường. Vào tháng 11, chính phủ tuyên bố sẽ tăng giá điện đối với các tổ chức sử dụng năng lượng được trợ cấp để khai thác crypto.
Các nhà chức trách cũng tập trung vào các doanh nghiệp nhà nước tham gia vào thương mại.
Tuần này, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc, cơ quan giám sát chống tham nhũng của nước này cho biết, họ đã xác định được hàng chục tổ chức thuộc sở hữu nhà nước ở miền đông tỉnh Chiết Giang, đang sử dụng các nguồn lực công cộng để khai thác 12 loại tiền điện tử, bao gồm Bitcoin, Ethereum, Litecoin và Monero. Trong số gần 50 người bị phạt, có đến 21 người làm việc tại các doanh nghiệp nhà nước hoặc các cơ quan của Đảng Cộng sản.
Các thực thể thuộc sở hữu nhà nước cũng bị ràng buộc trong các kế hoạch khai thác tiền điện tử ở những nơi khác.
Tại vùng duyên hải Giang Tô, cơ quan giám sát truyền thông của tỉnh đã phát hiện ra rằng 21% địa chỉ IP tham gia khai thác tiền điện tử là từ các tổ chức thuộc sở hữu nhà nước.
Bất chấp những trấn áp ngày một mạnh mẽ của chính phủ để loại bỏ tất cả những người khai thác tiền điện tử, vẫn còn nhiều người như Kirk đang tìm ra cách để tồn tại mà không bị phát hiện.
Các kỹ thuật viên tiến hành sửa chữa máy khai thác bitcoin tại một cơ sở khai thác do Bitmain điều hành ở Ordos, Nội Mông, Trung Quốc năm 2017 | Nguồn: Qilai Shen
Hoạt động ngầm
Khi Trung Quốc bắt đầu yêu cầu tẩy chay hoạt động khai thác tiền điện tử vào tháng 5, hầu hết ngành công nghiệp hầu như chìm trong bóng tối, các thợ đào phải chờ mọi chuyện lắng xuống.
Những người chơi lớn nhất, những người đã có mối quan hệ ở nước ngoài và tiền mặt để dự phòng, đã nhanh chóng rời khỏi nước. Nhiều người đã vận chuyển thiết bị và đội nhóm của họ đến Kazakhstan, Hoa Kỳ và các điểm đến quốc tế khác có nguồn điện chi phí thấp và dung lượng lưu trữ có sẵn.
Một số đại gia lớn đã để nguyên thiết bị của họ trong các nhà kho ở châu Á và đến những “đồng cỏ xanh” với hai bàn tay trắng. Và thế là họ lại đặt hàng những chiếc máy thế hệ mới nhất để chuyển đến điểm đỗ mới ở nước ngoài.
Nhưng các thợ đào nhỏ hơn với thu nhập hạn chế và ít mối quan hệ với quốc tế hơn khó có thể di dời thiết bị do hạn chế đi lại liên quan đến đại dịch, tắc nghẽn chuỗi cung ứng và vận chuyển cũng như chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ.
Việc bán thiết bị cũng không hiệu quả, vì lượng hàng tồn kho tràn vào thị trường bán lại đã làm tăng tốc độ tăng giá của các giàn khai thác.
Các công ty khai thác với quy mô trung bình đã “toang 100%” trong cuộc đàn áp năm nay. Họ không thể giảm tải thiết bị của mình để bù đắp tổn thất, cũng như không thể khai thác hết công suất, bởi vì sử dụng điện quá nhiều sẽ khiến họ rất dễ bị phát hiện.
Nhưng đối với các loại máy đào nhỏ hơn, như loại Kirk sử dụng, có thể dễ dàng tránh được tầm ngắm của radar hơn. Một số đã chia hoạt động khai thác của họ thành nhiều trang trại trên khắp đất nước, ở những nơi mà các nhà chức trách ít để ý đến. Những người khác đưa thiết bị đến các nguồn điện nhỏ như những con đập thủy điện nhỏ ở các vùng nông thôn, không kết nối với mạng lưới điện chính.
Một người khai thác Bitcoin đã dành nhiều năm khai thác tiền điện tử trên khắp thế giới, kể cả ở Trung Quốc, cho biết:
“Khai thác không còn là một ngành kinh doanh lớn nữa. Thay vào đó, ngành công nghiệp này đã trở thành một hoạt động từng phần, với mật độ phân bổ vài nghìn thợ đào ở mỗi nơi’.
“Nó giống như một hành động “chữa cháy” để tích tiền và rời khỏi đất nước”.
Các khu vực được đánh đã bị chính phủ Bắc Kinh đàn áp trong năm nay | Nguồn: Openstreetmap
Đào coin ngầm
Kirk – người đã khai thác crypto từ năm 2015 – có 1.000 giàn khai thác được cung cấp bởi hệ thống lưới điện và 5.000 đơn vị khác được kết nối trực tiếp với hệ thống thủy điện từ nguồn ở tỉnh Tứ Xuyên.
Đối với hàng trăm thợ mỏ đang sử dụng lưới điện, Kirk nói rằng anh ta đã rải chúng khắp nơi trên đất nước, để tránh bị nhà chức trách phát hiện.
“Chúng ở khắp mọi nơi. Bạn sẽ không tìm thấy một chiếc nào cả”.
Theo Marshall Long, đây là thực tế phổ biến đối với nhiều thợ đào, những người đã khai thác tiền điện tử trong hơn một thập kỷ ở những nơi như Thụy Điển, Iceland và Trung Quốc.
Để thấy rõ sự khác biệt, năng lượng điện được sử dụng trung tâm thành phố Dallas lên đến 200 megawatt và khi quá trình xây dựng hoàn tất, mỏ lớn nhất nước Mỹ sẽ có tổng công suất điện là 750 megawatt.
Nhưng Kirk nhấn mạnh, vấn đề kỹ thuật ở đây chính là giá điện “thực sự quá đắt đỏ”. Sử dụng nguồn điện ẩn cho phép tạo ra tỷ suất lợi nhuận tốt hơn nhiều và dễ dàng hoạt động hơn.
Mùa mưa ở Trung Quốc kéo dài từ tháng 5 đến cuối mùa thu, và lượng mưa có cấp độ gió mùa sẽ tạo lượng thủy điện dồi dào, dễ dàng thu được nguồn năng lượng thủy điện.
Các lệnh cấm tiền điện tử của Bắc Kinh được đưa ra khi các công ty khai thác đã đến Tứ Xuyên và Vân Nam, hai trong số các tỉnh chính để khai thác tiền điện tử, nhờ vào hàng nghìn con đập phi tập trung của họ. So với các nhà máy than ở các tỉnh phía bắc Tân Cương và Nội Mông, những nơi từng là cơ sở của mạng lưới khai thác tiền điện tử, những con đập này khó theo dõi và khó xác định hơn – và do đó ít phải chịu trách nhiệm trước quy định của chính phủ.
Trong trường hợp của Kirk, hầu hết các dàn máy của anh đều chạy bằng năng lượng thủy điện.
Mánh lới tránh tầm ngắm
Ngay cả trước khi có lệnh cấm, việc các thợ đào đã thuê (hoặc chế tạo) các máy biến áp và trạm biến áp của riêng họ, để cung cấp điện cho các công trường khai thác trực tiếp từ các nhà máy điện đã điều này trở nên phổ biến hơn. Máy biến áp lấy điện từ một trạm biến áp và chuyển nó thành điện áp thấp hơn, sau đó có thể được sử dụng để cung cấp năng lượng cho những người khai thác bitcoin.
Tại một trong những địa điểm của mình ở Tứ Xuyên, Kirk đã trả phí một lần để thuê toàn bộ một nhà máy điện hoạt động ngầm, đó là một cách để giảm khả năng bị phát hiện.
Mặc dù Kirk đã thực hiện các bước nhằm che giấu hoạt động của mình, không có nghĩa là sẽ không bị phát hiện. Anh nói rằng China Telecom, một trong những công ty viễn thông lớn nhất của đất nước, đã tăng cường cảnh sát truy tìm những người khai thác crypto ở Trung Quốc bằng cách theo dõi việc sử dụng điện đáng ngờ.
Sau khi phát hiện, China Telecom sẽ tố giác hoạt động đáng ngờ này với chính quyền trung ương. Sau đó, thông tin này sẽ được chuyển đến tỉnh hoặc thị trấn nơi có hoạt động khai thác crypto phi pháp đang diễn ra.
Từ đó, chính quyền địa phương sẽ gọi điện trực tiếp cho nhà máy điện để điều tra. Gần đây Kirk đã bị gọi, nhưng anh ấy may mắn vì chủ nhà máy điện thích anh ấy. Khi chính phủ liên lạc với nhà máy điện về hoạt động đáng ngờ, chủ nhà máy điện đã che giấu cho anh.
Sau cuộc gọi, Kirk đã tắt máy đào trong vài ngày, thực hiện thêm một số bước để che giấu lưu lượng sử dụng mạng của mình, sau đó bật nguồn trở lại.
Hành động “làm sạch CNTT” này rất quan trọng để các thợ mỏ có thể tránh xa tầm ngắm. Những người khai thác che giấu địa chỉ IP của họ bằng cách sử dụng mạng riêng ảo (Virtual Private Network – VPN), để che dấu vết kỹ thuật số của họ.
Nhưng chính quyền Bắc Kinh đã quá quen với VPN và biết nó được sử dụng như một công cụ để trốn tránh sự kiểm duyệt của họ, và đã xử lý được vấn đề này.
Hầu hết các thợ đào ngầm hiện đang chuyển sang các pool khai thác như một cách khác để che giấu dấu vết của họ, tham gia cùng các thợ đào tiền điện tử trên khắp hành tinh để kết hợp sức mạnh tính toán của họ. Mặc dù nhiều nhóm khai thác đã thông báo tạm ngừng dịch vụ trong nước, nhiều nguồn tin cho biết một số pool khai thác nước ngoài vẫn có các thợ đào Trung Quốc đăngký.
“Họ ẩn hashrate của mình”, Kirk giải thích. Hashrate là một thuật ngữ trong ngành được sử dụng để mô tả sức mạnh tính toán chung của tất cả các thợ đào trong mạng lưới Bitcoin.
Thông thường, khi một khối giao dịch được “khai thác” và thêm vào sổ cái kỹ thuật số của các giao dịch được gọi là blockchain, nhóm giành được nó sẽ ký tên vào khối. Nhưng giờ đây, khi các thợ đào Trung Quốc đóng góp sức mạnh tính toán của họ để giải quyết một khối, các pool sẽ không ký tên của họ. Điều này có thể lý giải được tại sao thị phần của Trung Quốc trên thị trường Bitcoin toàn cầu gần như bằng 0 chỉ trong một đêm.
Long nói rằng nhiều pool ở nước ngoài cung cấp cho họ công nghệ ngụy trang để che giấu những gì họ đang làm.
“Họ đang mã hóa các gói tin khi nó rời khỏi trung tâm dữ liệu, vì vậy nó chỉ giống như lưu lượng truy cập web thông thường”.
Như Kirk mô tả, một pool mà anh ấy làm việc cùng đã giúp anh ấy thiết lập một máy chủ khiến mỏ của anh ấy trông có vẻ ít “điểm kết nối” hơn. Khi một địa chỉ IP có hàng nghìn điểm kết nối, mỗi điểm đều gửi một lượng lớn dữ liệu, các nhà chức trách sẽ nghi ngờ ngay, đặc biệt là ở một vùng nông thôn như Tứ Xuyên. Nhưng Kirk cho biết pool đã giúp các thợ mỏ giải quyết được điều đó.
Dụng cụ khai thác Bitcoin được bán ở Thâm Thủy Bộ | Nguồn: South China Morning Post
Cuộc di cư mùa khô
Nhưng những người khai thác ngầm ở Trung Quốc gặp phải một vấn đề mới rất lớn: Mùa mưa đã qua.
Trong những năm trước đây, các thợ đào sẽ đóng gói thiết bị của họ và chuyển đến Tân Cương hoặc Nội Mông để khai thác điện, sử dụng năng lượng của các nhà máy chạy bằng than. Nhưng cả hai khu vực này hiện không còn chào đón các thợ đào.
“Nó sẽ thực sự thú vị”, Zhang, người đã ước tính rằng thị phần của Trung Quốc trên thị trường Bitcoin toàn cầu sẽ giảm mạnh xuống còn 5% khi các đập thủy điện cạn kiệt. “Rất nhiều thợ mỏ sẽ phải đầu tư vốn và gửi thiết bị ra nước ngoài”.
Zhang cho hay, việc rút phích cắm và định tuyến lại các máy đào của mình nhiều lần là một quá trình cực kỳ đau khổ, vì vậy anh ấy cho rằng nhiều người sẽ tìm đến Bắc Mỹ, nơi họ có thể ký các thỏa thuận dài hạn hơn.
“Nó có khuôn khổ ổn định hơn và sẽ không thay đổi trong một sớm một chiều”.
Kirk đang cân nhắc lựa chọn đó.
Nhưng cho đến khi đạt được một thỏa thuận với chủ nhà Mỹ, Kirk đang ở trong tình thế khó khăn. Mặc dù đang bán một số Antminer ASICs dòng S19 của mình, nhưng phần lớn, Kirk vẫn giữ rất nhiều máy móc của mình cho đến khi anh ấy tìm được hướng đi tiếp theo.
“Về cơ bản đây là những chiếc máy in tiền”, Zhang giải thích đồng thời cho biết những thiết bị này cấp quyền truy cập gần như ngay lập tức vào Bitcoin hoặc đô la Mỹ nếu bạn thanh lý tiền điện tử của mình. Ở một quốc gia có sự kiểm soát vốn rất chặt chẽ, loại chính sách bảo hiểm đó khá có giá trị.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn
Thoa Trần
Theo CNBC
Theo dõi trang Twitter | Theo dõi kênh Telegram | Theo dõi trang Facebook