Người Việt chi tiêu trung bình 3,5 triệu đồng/tháng qua ví điện tử

Người sử dụng tại TP HCM có xu hướng chi tiêu cao hơn qua các ví điện tử với mức trung bình 3,7 triệu đồng/tháng; còn người sử dụng tại Hà Nội chi thấp hơn hẳn với mức gần 2,9 triệu đồng/tháng.

Người Việt chi tiêu trung bình 3,5 triệu đồng/tháng qua ví điện tử  - Ảnh 1.

Người Việt chi tiêu trung bình 3,5 triệu đồng/tháng qua ví điện tử. (Ảnh minh họa: Momo).

Theo khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam, tính đến 30/6/2020, mức chi tiêu trung bình người Việt Nam qua các ví điện tử là 3,5 triệu đồng/tháng. 

Trong đó, người sử dụng tại TP HCM có xu hướng chi tiêu cao hơn với mức trung bình 3,7 triệu đồng/tháng; còn người sử dụng tại Hà Nội chi thấp hơn hẳn với mức gần 2,9 triệu đồng/tháng.

Người Việt chi tiêu trung bình 3,5 triệu đồng/tháng qua ví điện tử  - Ảnh 2.

Mức độ sử dụng ví điện tử tại Việt Nam. (Nguồn: Nielsen Việt Nam).

Cũng theo khảo sát này, Momo là ví điện tử chiếm thị phần lớn nhất tại Việt Nam với tỷ lệ 46% (47% tại TP HCM, 30% tại Hà Nội). Kế sau đó là Paypal với 14% thị phần (15% tại TP HCM; 14% tại Hà Nội).

Bên cạnh đó, Momo cũng là ví điện tử có mức độ nhận biết lớn nhất tại Việt Nam (theo tháng điểm của Nielsen). 

Đứng vị trí thứ 2 và thứ 3 lần lượt là ZaloPay và Paypal. Tuy nhiên, tại Hà Nội, ViettelPay và Airpay lại có mức độ nhận biết cao hơn 2 ví điện tử trên.

Khảo sát cũng chỉ ra rằng dịch COVID-19 đã thay đổi tới hành vi thanh toán online của người Việt. 

Cụ thể, 63% người sử dụng cho biết sẵn sàng tiếp tục mua sắm online thường xuyên hơn sau COVID-19; 64% sẵn sàng tiếp tục sử dụng dịch vụ giao đồ ăn và 38% sử dụng ví điện tử/online banking thường xuyên hơn.

Mặt khác, nếu so với các phương thức khác như internet banking, mobile banking, người dùng ví điện tử có xu hướng ít sử dụng thường xuyên hơn sau COVID-19.

Người Việt chi tiêu trung bình 3,5 triệu đồng/tháng qua ví điện tử  - Ảnh 3.

Thay đổi trong hành vi sử dụng thanh toán online sau dịch COVID-19. (Nguồn: Nielsen Việt Nam).

• VietnamBiz