Tất tần tật những gì cần biết về đầu tư vào tiền điện tử, ngoài Bitcoin và ETH
Khi nói đến tiền điện tử, mọi người đều nghĩ về Bitcoin. Trên thực tế, Bitcoin được biết đến rộng rãi hơn nhiều so với bản thân cụm từ “tiền điện tử”. Kể từ khi ra đời, khái niệm về hệ thống tài chính phi tập trung đã khiến tất cả mọi người phải ngạc nhiên. Tính cho đến nay, mặc dù chỉ mới phát triển được hơn một thập kỷ nhưng đã có rất nhiều điều phi thường xảy ra trong không gian này.
Khi sự hiểu biết về tiền điện tử ngày càng tăng và có nhiều người tham gia hơn, hàng trăm và hàng nghìn loại crypto mới bắt đầu “mọc lên như nấm”. Một số trong đó thất bại thảm hại trong khi nhiều coin khác thành công và trở thành một trong những tài sản kỹ thuật số hàng đầu hiện nay. Đương nhiên, với bối cảnh phát triển thần tốc như vậy, mọi người nhanh chóng nhảy vào đầu tư những tài sản kỹ thuật số này, hình thành một loại phương tiện đầu tư mới.
Nhưng luôn có một vài câu hỏi dai dẳng cho chủ đề tiền điện tử: Bitcoin và một số ít altcoin có phải là lựa chọn đầu tư duy nhất không? DeFi có thực sự đáng giá không…?
Để trả lời cho câu hỏi này, bài viết sẽ chỉ ra lý do tại sao Bitcoin và altcoin không phải là lựa chọn duy nhất và cuối cùng. Thay vào đó, chúng là khởi đầu của một thế giới đầu tư mới.
Các loại tiền điện tử
Nếu bạn muốn biết mình nên đầu tư vào đâu thì điều quan trọng là phải đánh giá mọi loại tiền kỹ thuật số hiện có và đương nhiên phải phân tích các coin hàng đầu. Lý do chủ yếu mọi người đổ xô đầu tư vào crypto là vì ROI “không tưởng” mà những tài sản này mang lại.
Trong năm qua, giá Bitcoin tăng gần 77%, với ROI trong 1 năm ở mức khoảng 161% vào thời điểm viết bài. Trong khi đó, thị trường lao dốc vào ngày 4/12 chắc chắn đã khiến vua tiền điện tử, cũng như các loại altcoin khác, giảm đáng kể. Trên thực tế, Bitcoin thậm chí đã chạm mức thấp nhất 43.000 đô la.
Tuy nhiên, nếu bạn đang thắc mắc tại sao ROI của BTC lại thấp như vậy, thì đó là bởi vì Bitcoin vẫn giao dịch ở mức giá cao tại 49.000 đô la. Những động thái tăng và giảm của nó tiếp tục duy trì cấu trúc chặt chẽ, giữ biến động ở mức tương đối nhỏ.
Biểu đồ giá Bitcoin từ đầu năm đến nay | Nguồn: TradingView
Ngược lại, các altcoin không có giá cao lại trở nên “ngoài sức tưởng tượng” trong năm nay. ETH hoạt động thực sự tốt khi giá tăng 501,8% và có ROI 620% vào thời điểm viết bài. Tuy nhiên, đó vẫn chưa là gì so với coin mạnh nhất của năm 2021 – SOL.
SOL tạo ra bước đột phá trong thị trường năm nay sau khi giá tăng 13.292%, từ 1,5 đô la lên mức hiện tại là 188 đô la.
Biểu đồ giá SOL từ đầu năm đến nay | Nguồn: TradingView
ROI của altcoin này ở mức đáng kinh ngạc 10.976%, khiến nó trở thành tài sản sinh lời nhiều nhất trong năm.
Những coin như ADA và XRP cũng không gây thất vọng với mức tăng lần lượt 793% và 290%, đồng thời mang lại lợi nhuận 789% và 32,8%.
So sánh ROI 1 năm | Nguồn: Coinmetrics
DeFi bùng nổ cũng đóng một vai trò quan trọng thúc đẩy sự gia tăng giá trị của chúng.
Mặt khác, những loại tiền điện tử này cũng phải hứng chịu không ít lời chỉ trích, phần lớn là do bản chất dễ biến động khiến nhiều tổ chức kịch liệt phản đối. Vụ kiện giữa Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) và Ripple Labs là một ví dụ điển hình.
Sau đó, lệnh cấm khai thác và giao dịch tiền điện tử ở Trung Quốc cũng gây không ít sóng gió. Nó ảnh hưởng nặng nề đến toàn bộ thị trường và phải mất vài tuần để phục hồi. Tiếp theo, FUD (sợ hãi, không chắc chắn, nghi ngờ) về dự luật tiền điện tử được đề xuất của Ấn Độ và nội dung của nó cũng gây xôn xao cộng đồng tiền kỹ thuật số đông đảo tại quốc gia này.
Bên cạnh đó, biến động cũng là mối lo ngại của nhiều nhà đầu tư.
Theo cuộc khảo sát gần đây của CoinShares, vấn đề lớn nhất mà các nhà đầu tư gặp phải là biến động, hơn là quy định và khả năng tiếp cận.
Mối lo ngại lớn nhất của nhà đầu tư về đầu tư tiền điện tử | Nguồn: CoinShares
Thêm vào đó, hầu hết các khoản đầu tư vào tiền điện tử vẫn được sinh ra từ tư duy “làm giàu nhanh chóng”, thay vì thực sự tiếp nhận những trường hợp sử dụng của công nghệ cơ sở làm nền tảng cho chúng.
Điều này đã khiến mọi người xem xét các hình thức đầu tư tiền điện tử khác.
Các công ty tiền điện tử
Có nhiều công ty blockchain tập trung khai thác để tạo thu nhập, đồng thời cũng giao dịch trên các sàn chứng khoán truyền thống, nhưng được hỗ trợ bởi tiền điện tử. Một số ví dụ nổi tiếng là HIVE Blockchain Technologies Ltd., Galaxy Digital, Bitfarms…, tất cả đều đang khai thác tiền điện tử. Do đó, cổ phiếu của họ tăng trưởng thành công trong năm.
Mức tăng đó thậm chí tương đương với hầu hết tăng trưởng của các loại tiền điện tử hàng đầu. HIVE cung cấp ROI 1575%, BITF (Bitfarms) hứa hẹn lợi nhuận 1.166% và GLXY của Galaxy Digital mang lại 369% lợi nhuận đầu tư.
ROI của HIVE Blockchain Technologies Ltd. | Nguồn: Blockchain
Ngoài các công ty đã thành lập, cũng có trường hợp các công ty dựa trên tiền điện tử sử dụng phương pháp SPAC (công ty mua lại với mục đích đặc biệt) để lập kế hoạch và huy động vốn đầu tư cũng như trở thành công ty đại chúng. Prime Blockchain có hơn 10.300 giàn khai thác BTC và 2.600 giàn khai thác ETH là một ví dụ gần đây. Họ đã hợp nhất với 10X Capital Venture, với tổng giá trị sau hợp nhất gần 1,5 tỷ đô la.
Tuy nhiên, mọi người vẫn muốn cảm nhận sức nóng của tiền điện tử, nhưng phải có sự an toàn của con đường đầu tư truyền thống. Điều này dẫn đến nhu cầu đối với sản phẩm hoán đổi giao dịch (ETP) dựa trên tiền điện tử.
Sản phẩm hoán đổi giao dịch dựa trên tiền điện tử
ETP bao gồm quỹ hoán đổi danh mục (ETF), chứng khoán ETN… luôn thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư trong nhiều năm qua. Năm nay, nhu cầu về ETF lên đến đỉnh điểm và các nhà đầu tư thực sự có được những gì họ muốn khi ProShares Bitcoin ETF (BITO) ra mắt vào ngày 19/10 giữa bối cảnh lùm xùm kiện tụng giữa SEC và Ripple.
Hiện tại, lý do các ETF trở nên phổ biến là a) chúng được SEC phê duyệt và do đó không bị pháp luật cấm, b) dễ dàng mua ETF hơn so với một loại tiền điện tử thực tế và c) các chính sách hoàn thuế. Trên thực tế, ETF chỉ tạo ra một sự kiện chịu thuế khi chúng được bán.
Hơn nữa, dựa trên thời gian nắm giữ, các quỹ ETF này phát sinh lãi vốn dài hạn (nếu nắm giữ trên một năm) hoặc lãi vốn ngắn hạn (nếu nắm giữ dưới một năm).
Nếu xét đến tính dễ mua và lợi ích về thuế, GBTC cũng quan trọng không kém nhờ lợi thế chính sách thuế 401k. Tuy nhiên, GBTC không đủ điều kiện để trở thành ETF. Vì nó dựa trên sự ủy thác nên đủ điều kiện là một công ty theo quy định. Điều này dẫn đến việc GBTC có lượng cổ phiếu hạn chế. Với giá trị 37 tỷ đô la tài sản quản lý (AUM), nó chắc chắn là phương tiện đầu tư được hỗ trợ bằng tiền điện tử lớn nhất trên thị trường.
AUM của Grayscale Bitcoin | Nguồn: Grayscale
Tuy nhiên, ngay cả sự cường điệu ETF cũng đã lắng xuống khi toàn bộ thị trường trải qua tháng 11 kém hiệu quả. Trong tuần đầu tiên ra mắt BITO, các quỹ ETF đã mang lại dòng vốn vào trị giá gần 1,46 tỷ đô la. Con số này giảm 79% xuống 305 triệu đô la trong tuần này.
Dòng vốn vào ETF mỗi tuần (tính đến ngày 26/11) | Nguồn: CoinShares
Nhưng chưa phải là tất cả…
Các phương tiện đầu tư truyền thống đã và đang dựa trên sự cường điệu của tiền điện tử để thúc đẩy bản thân. Các công ty nổi tiếng như Tesla, Square Inc. và MicroStrategy không ngừng tích lũy Bitcoin và các loại altcoin khác để thu hút nhà đầu tư đến với cổ phiếu của họ.
Đáng ngạc nhiên, họ đã được đền đáp. Tất cả các công ty này đều có mức tăng trưởng đáng kinh ngạc trong năm nay. Trên thực tế, hiện tại, MicroStrategy là công ty nắm giữ Bitcoin lớn nhất trên thế giới, tích lũy 121.044 BTC trong gần một năm.
Mục đích thực sự của tiền điện tử…
Tuy nhiên, cần nhớ rằng mục đích thực sự của tiền điện tử là phân quyền. Bitcoin được tạo ra với sứ mệnh phi tập trung tiền tệ và những tiến triển trong 13 năm qua đang dần biến nó thành hiện thực. Các công ty tiền điện tử, ETP và phương tiện đầu tư truyền thống dựa trên sự cường điệu tiền điện tử là bằng chứng cho thấy chúng ta vẫn còn lâu mới đạt được điều đó.
Ngay cả ngày nay, khi DeFi đang được đẩy mạnh, mọi người vẫn lựa chọn điểm đến tập trung. Bất chấp sự tồn tại của sàn giao dịch phi tập trung (DEX), nhiều người ưu tiên sàn tập trung (CEX).
DEX hàng đầu trên thị trường, PancakeSwap, hiện xử lý giao dịch trị giá 4,3 tỷ đô la mỗi ngày. Mặt khác, CEX hàng đầu, Binance, vận hành khối lượng giao dịch gần 29 tỷ đô la trong 24 giờ.
Khối lượng Binance trong 24 giờ tại thời điểm viết bài | Nguồn: CoinMarketCap
Nhu cầu nhất quán đối với lựa chọn đầu tư tập trung được thể hiện qua nhu cầu cao ngất ngưỡng đối với ETP và CEX là minh chứng cho tâm lý lâu đời rằng chỉ tin tưởng vào các hệ thống tập trung vì sự hiện diện của họ.
Vậy, loại nào phù hợp hơn?
Không có “loại nào phù hợp hơn cả”. Mỗi lựa chọn đầu tư đều có những thuận lợi và bất lợi của riêng nó. Các lựa chọn truyền thống và tương đối “an toàn” thường tăng trưởng hạn chế, trong khi tài sản kỹ thuật số có thể tăng vọt hơn 100% trong một ngày.
Nhưng sau đó, chúng dễ bị thanh lý đột ngột, giảm nhu cầu và biến động quá mức khiến nhà đầu tư thua lỗ hoặc thậm chí “trắng tay”.
Bên cạnh đó, ngay cả khi niềm tin vào hệ thống phi tập trung tăng lên, các lựa chọn tập trung sẽ không bao giờ lỗi thời. Bởi vì mọi người luôn muốn có một hệ thống có trụ sở rõ ràng để đưa tiền của họ vào đó. Đây là lý do tại sao ngay cả đầu tư thông qua ngân hàng cũng được một số người ưu tiên hơn.
Do đó, nói một cách đơn giản, những người chấp nhận rủi ro có thể theo đuổi các tùy chọn đầu tư tiền điện tử truyền thống, tức là tiền điện tử, NFT, các công ty dựa trên tiền điện tử…
Những người chơi an toàn muốn tham gia vào tiền điện tử mà không phải chịu rủi ro quá mức có thể sử dụng các khoản đầu tư an toàn hơn như ETF, GBTC, các công ty có liên quan đến tiền điện tử…
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn
Minh Anh
Theo AMBCrypto
Theo dõi trang Twitter | Theo dõi kênh Telegram | Theo dõi trang Facebook