Thị trường tiền điện tử có thể sớm đe dọa sự ổn định tài chính toàn cầu
Klaas Knot, Chủ tịch Ủy ban Ổn định Tài chính (FSB), một cơ quan quản lý quốc tế được thành lập bởi G20 năm 2009, lo ngại rằng lĩnh vực tiền điện tử có thể gây hại cho mạng lưới tiền tệ trong tương lai. Theo quan điểm của ông, đây là một thị trường đang được mở rộng với tốc độ nhanh, trong khi một số token được sử dụng bởi tội phạm trong các hoạt động bất hợp pháp.
“Vì những lý do này, chính sách về tài sản tiền điện tử là ưu tiên hàng đầu của FSB”.
Klaas Knot – Chủ tịch FSB
FSB muốn điều chỉnh tiền điện tử “chưa được hỗ trợ”
Việc ngành công nghiệp tiền điện tử thiếu khuôn khổ quy định thích hợp đã là một vấn đề được nhiều cá nhân có sức ảnh hưởng đưa ra đề xuất trong một thời gian.
Trong một thông báo gần đây, Klaas Knot lập luận rằng Bitcoin và các altcoin có thể tránh né sự giám sát của các cơ quan quản lý, và do đó, những tên tội phạm đang tận dụng chúng để thực hiện các hoạt động bất hợp pháp. Ví dụ, ông chỉ ra xung đột quân sự đang diễn ra giữa Nga và Ukraine.
Klaas tin rằng cuộc chiến đã “củng cố” giả định tiền điện tử đóng một vai trò trong hoạt động rửa tiền, Ransomware và tội phạm mạng.
Mặc dù thừa nhận sự phát triển nhanh chóng của loại tài sản trong những năm gần đây nhưng ông cho rằng tiến bộ này có thể gây ra mối đe dọa đối với hệ sinh thái tiền tệ toàn cầu:
“Điểm mấu chốt trong đánh giá của chúng tôi là tài sản tiền điện tử đang phát triển nhanh chóng và có thể sớm đe dọa sự ổn định tài chính toàn cầu. Sự phát triển nhanh chóng và bản chất quốc tế của các thị trường này cũng làm tăng khả năng xuất hiện các lỗ hổng quy định, phân mảnh hoặc chênh lệch giá”.
Chủ tịch FSB tuyên bố rằng một trong những mục tiêu chính của cơ quan là thiết lập các quy tắc toàn diện trên thị trường, đặc biệt là về tiền điện tử và Stablecoin “chưa được hỗ trợ”. Ngoài ra, họ sẽ hướng tới việc áp đặt khuôn khổ quy định đối với lĩnh vực DeFi bằng cách hợp tác với các tổ chức chính phủ như Lực lượng Đặc nhiệm Hành động Tài chính – cơ quan giám sát khủng bố và rửa tiền toàn cầu.
“Nhờ có nhiều thành viên quốc tế và liên ngành, FSB có đủ năng lực để đảm nhận vai trò hàng đầu trong việc thiết kế một khuôn khổ nhất quán cho các tài sản tiền điện tử”.
Các chính trị gia ủng hộ quy định
Danh sách các nhà lập pháp và quan chức chính phủ kêu gọi áp đặt các quy định tiền điện tử không ngừng tăng lên.
Một trong số thành viên nổi bật trong việc áp đặt các quy định tiền điện tử là Christine Lagarde – Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu. Ngay sau khi bắt đầu chiến tranh Nga-Ukraine, bà đã thúc giục EU tăng cường các quy định về tiền điện tử. Nếu không, Nga có thể sử dụng chúng để vượt qua các lệnh trừng phạt.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là tiền điện tử không phù hợp với những nỗ lực như vậy do công nghệ blockchain cơ bản của chúng. CEO Changpeng Zhao của Binance đã giải thích chi tiết:
“Nếu bạn nhìn vào dữ liệu, người thông minh sẽ không làm điều đó. Tiền điện tử quá dễ theo dõi, các chính phủ trên toàn thế giới ngày càng giỏi trong việc theo dõi các giao dịch tiền điện tử. Vì vậy, tiền điện tử không tốt cho điều đó”.
Tiếp theo phải kể đến là Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Tháng trước, ông cho rằng Pháp nên đi sâu hơn vào hệ sinh thái Web 3 và Metaverse. Tuy nhiên, ông ủng hộ cách tiếp cận của Nghị viện Châu Âu trong việc đưa ra các quy định trong lĩnh vực tài sản kỹ thuật số bằng cách thực thi luật MiCA (Thị trường trong tài sản tiền điện tử).
Tham gia Telegram của HoiQuanNet để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://hoiquannet.com
Ông Giáo
Theo CryptoPotato