Tiền điện tử, tội phạm và ô nhiễm

Hệ sinh thái tiền điện tử non trẻ vẫn chưa được pháp luật điều chỉnh ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, gây ra một số rủi ro nghiêm trọng cho các trader và rõ ràng là cả hành tinh nói chung. Mặc dù loại tài sản này đã có một năm khá tốt vào năm 2021, nhưng có rất nhiều điều mà các nhà đầu tư nên lưu ý.

tien dien tu

Rõ ràng tiền kỹ thuật số là một thế giới đầy biến động. Ví dụ, chỉ trong tuần này, các coin hàng đầu như Bitcoin và ETH, cũng như token meme phổ biến DOGE, đã giảm đáng kể (~10%). Động thái sụt giảm diễn ra ngay sau khi biên bản cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) được công bố, cho thấy chính sách tiền tệ hạn chế khủng hoảng do COVID có thể sớm kết thúc. Và khi Ngân hàng Trung ương thông báo về việc tăng tốc kế hoạch thu hẹp đó, thị trường tiền điện tử bị tàn phá nặng nề.

Nhưng mọi nhà đầu tư đều biết quá rõ rằng ở đâu có rủi ro, ở đó cũng có khả năng được thưởng xứng đáng. Vì vậy, không phải mọi trader đều né tránh biến động của thị trường.

Sau khi Bitcoin tăng lên mức cao nhất mọi thời đại gần 69.000 đô la vào tháng 11/2021, các trader đã nhìn nhận được tiềm năng của nó, sử dụng như một hàng rào chống lại những lo ngại liên tiếp về lạm phát. Ngay cả khi tiền điện tử hàng đầu trải qua những thăng trầm (kể cả một số đợt giảm mạnh khá xấu vào năm ngoái), các trader vẫn giữ hy vọng khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp bắt đầu chấp nhận những coin này là lựa chọn thanh toán hợp pháp. Một số nhà bán lẻ từ lâu đã chấp nhận tiền điện tử và vào năm 2021, các công ty như AMC Theatres, WeWork cũng bắt đầu tham gia.

Vào năm 2022, nhiều doanh nghiệp thậm chí đang có kế hoạch trả lương cho người lao động bằng tiền điện tử trong các gói lợi ích toàn diện.

Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi những người đam mê và tò mò về nó không bỏ cuộc do sợ thua lỗ đầu tiên. Nhưng điều quan trọng cần hiểu là biến động không phải là phương tiện rủi ro duy nhất đối với các trader.

Những kẻ lừa đảo hiện diện khắp mọi nơi trên toàn cầu đã bỏ túi kỷ lục 14 tỷ đô la tiền điện tử vào năm 2021. Số crypto bị trộm cắp tăng 516% so với năm 2020, tương đương 3,2 tỷ đô la, theo báo cáo về Tội phạm tiền điện tử hàng năm của công ty phân tích blockchain Chainalysis.

Nhìn chung, thiệt hại do tội phạm tiền điện tử tăng 79% so với năm 2020. Trong số các khoản tiền bị đánh cắp, 72% lấy từ các nền tảng tài chính phi tập trung.

DeFi là một lĩnh vực mới chớm nở của thị trường, tìm cách loại bỏ người trung gian (như ngân hàng) khỏi các giao dịch tài chính. Thay vào đó, DeFi sử dụng code lập trình, được gọi là hợp đồng thông minh, trên một blockchain công khai và hợp đồng này thực thi khi có những điều kiện cụ thể.

Theo báo cáo của Chainalysis, khối lượng giao dịch trên DeFi tăng vọt 912% vào năm 2021. Nhưng hacker có thể khai thác các sơ hở và lỗ hổng trong code để lấy coin. Với việc các nền tảng giao dịch ồ ạt đổ vào các cửa hàng ứng dụng (app store), cùng với sự cường điệu ngày càng tăng về lợi nhuận tiềm năng đầy hứa hẹn, mọi người lo ngại đầu tư tiền vào những nơi không an toàn. Nhiều người dường như lo sợ những tổn thất về cơ hội có thể xảy ra nhiều hơn tổn thất do tội phạm gây ra. Chainalysis nêu trong báo cáo của mình:

“DeFi là một trong những lĩnh vực thú vị nhất của hệ sinh thái tiền điện tử rộng lớn, mang đến cơ hội lớn cho các doanh nhân cũng như người dùng tiền điện tử. Nhưng DeFi khó có thể phát huy hết tiềm năng vì chính sự phân quyền giúp nó trở nên năng động như vậy cũng cho phép lừa đảo và trộm cắp hoành hành khắp nơi”.

Tuy nhiên, tin tốt là sự phát triển của tội phạm tiền điện tử tương đối tụt hậu so với sự phát triển của giao dịch tiền điện tử hợp pháp. Theo báo cáo, các giao dịch sử dụng địa chỉ bất hợp pháp chiếm mức thấp kỷ lục chỉ 0,15% trong tổng khối lượng giao dịch 15,8 nghìn tỷ đô la vào năm ngoái (giảm 75% so với năm 2020 và gần 96% so với năm 2019). Trên thực tế, tổng khối lượng giao dịch đã tăng hơn 550% vào năm 2021.

Báo cáo của Chainalysis viết:

“Thực tế chỉ tăng 79%, gần như thấp hơn một bậc lớn so với mức độ áp dụng tổng thể và có lẽ là điều ngạc nhiên lớn nhất. Tội phạm đang ngày càng nhỏ bé trong hệ sinh thái crypto”.

Tội phạm giảm phần lớn là nhờ vào bản chất minh bạch vốn có của các công nghệ blockchain và sự đổi mới của các nền tảng giao dịch. Như với tất cả các khoản đầu tư và giao dịch, nhà đầu tư sẽ quyết định mức độ rủi ro và nếu có thì họ sẵn sàng chấp nhận.

Tuy nhiên, những người chọn tham gia vào không gian sinh lợi tiềm năng này cũng nên biết về lượng khí thải carbon của tiền điện tử.

Tiểu ban Giám sát và Điều tra của Hạ viện được cho là đang lên kế hoạch thực hiện phiên điều trần đầu tiên của Quốc hội về tác động môi trường từ Bitcoin. Cụ thể hơn, họ sẽ xem xét lượng khí thải carbon trong quá trình khai thác tiền điện tử theo mô hình PoW. Mô hình PoW là cơ chế đồng thuận ghi lại các giao dịch tiền điện tử. Danh sách các nhân chứng sẽ điều trần vào cuối tháng cũng đã được đưa ra.

Đây chỉ là một bước nữa để giảm thiểu tình trạng hỗn loạn mà cơn sốt tiền điện tử có thể gây ra. Vào tháng 10/2021, 70 nhóm hoạt động đã cùng nhau viết một lá thư chung gửi tới Quốc hội, khẩn cầu Hoa Kỳ hãy hành động để hạn chế ảnh hưởng của tiền điện tử đối với biến đổi khí hậu.

Xét cho cùng, sự phát triển của khai thác tiền điện tử ở Hoa Kỳ đã giúp quốc gia này trở thành vùng lãnh thổ đóng góp nhiều nhất cho hashrate toàn cầu của Bitcoin theo dữ liệu từ Cambridge Center for Alternative Finance, đặc biệt là sau khi Trung Quốc tăng cường đàn áp.

Cho dù bạn là một người hâm mộ cuồng nhiệt hay hoài nghi, việc xem xét toàn bộ câu chuyện của tiền điện tử, cũng như cái giá mà cả con người và hành tinh phải trả là điều quan trọng. Khi tiền điện tử tiếp tục trở nên phổ biến hơn, thông tin này sẽ trở nên minh bạch và dễ hiểu hơn cho các nhà đầu tư bán lẻ trung bình.

Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn

Đình Đình

Theo Forbes

Theo dõi trang Twitter | Theo dõi kênh Telegram | Theo dõi trang Facebook