Top 10 thị trường NFT hàng đầu cần biết vào năm 2022

NFT trở nên rất phổ biến gần đây. Do đó, bài viết sẽ chỉ ra 10 thị trường NFT hàng đầu mà bạn nên biết vào năm 2022.

Tài sản token hóa và các bộ sưu tập kỹ thuật số quý hiếm đang mang lại hàng tỷ đô la cho các thị trường NFT và tất cả mọi người (bao gồm cả những người nổi tiếng và nghệ sĩ hàng đầu) đều tìm cách tham gia vào cơn sốt này.

Có rất nhiều nền tảng được xây dựng trên các blockchain khác nhau cho phép mua và bán token không thể thay thế. Nhưng trước khi đi sâu vào danh sách 10 thị trường NFT hàng đầu, chúng ta hãy xem qua định nghĩa của NFT và lý do tại sao ngày nay cần có nhiều nền tảng giao dịch tài sản này như vậy.

NFT là gì?

NFT là các token mật mã lưu trữ trên blockchain, được sử dụng để đại diện cho hầu như bất kỳ loại hàng hóa nào. NFT có thể là phiên bản được token hóa của thẻ chơi thể thao, âm nhạc, video, hình ảnh, mèo, ếch, những thứ kỳ lạ và thậm chí là đá.

Những token duy nhất này cung cấp cho holder bằng chứng xác thực và quyền sở hữu tài sản cơ bản. Vì NFT không thể thay thế nên không thể được trao đổi hoặc mua bán lấy một NFT khác, do đó khiến chúng trở nên khan hiếm và có nhu cầu cao.

Ngoài ra, vì NFT được token hóa trên blockchain nên không thể sửa đổi hoặc xóa quyền sở hữu chúng khỏi mạng mà chúng được xây dựng.

Thị trường NFT bùng nổ

Các token không thể thay thế bùng nổ vào năm 2021 và số lượng trang web hỗ trợ giao dịch NFT tăng lên với quy mô lớn hơn nhiều. Những nền tảng này được gọi là thị trường NFT và như đã đề cập trước đó, chúng cho phép người dùng đúc, niêm yết, mua và bán tác phẩm nghệ thuật tiền điện tử cũng như các bộ sưu tập kỹ thuật số.

Giống như các sàn giao dịch phi tập trung (DEX) và nền tảng giao dịch ngang hàng, hầu hết những thị trường này không trực tiếp giữ NFT cho người dùng. Thay vào đó, họ đóng vai trò như cầu nối liên kết giữa người mua với người bán.

Trong khi một số nền tảng giao dịch NFT tập trung vào thị trường ngách cụ thể, chẳng hạn như thể thao, nghệ thuật kỹ thuật số…, những nền tảng khác tiếp nhận mọi loại NFT trên thị trường, do đó thu hút lượng người xem lớn hơn nhiều.

Theo báo cáo của Chainalysis, chỉ riêng trong năm 2021, các thị trường NFT đã ghi nhận dòng tài sản vào khổng lồ trị giá hơn 40 tỷ đô la được giao dịch trên các nền tảng khác nhau.

Ngành công nghiệp này cũng thu hút sự chú ý của một số người nổi tiếng hạng A, ngôi sao thể thao và các nhà đầu tư kỳ cựu, như Shawn Mendes, Melania Trump, Paris Hilton, Tom Brady, Mark Cuban, Justin Bieber, John Legend,…

Top 10 thị trường NFT hàng đầu vào năm 2022

Trong khi phần lớn thị trường NFT hiện có trong ngành được xây dựng trên blockchain Ethereum, các nền tảng đề cập trong phần này được xây dựng trên các blockchain layer 1 khác.

OpenSea

Cho đến nay, OpenSea là thị trường NFT lớn nhất trên thế giới tính theo khối lượng giao dịch. Nền tảng này cho phép người dùng đúc, mua và bán nhiều loại token không thể thay thế, bao gồm đồ sưu tầm, tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số, thế giới ảo, thẻ giao dịch…

Nền tảng được xây dựng trên Ethereum, nhưng hiện đã tích hợp cùng Polygon để giảm phí gas. Thông qua OpenSea, người dùng có thể truy cập hơn 700 dự án NFT với hơn 80 triệu NFT có sẵn để giao dịch.

Thị trường NFT cho phép người dùng đúc và thiết lập hồ sơ người bán miễn phí trên cơ sở hạ tầng của họ. Tuy nhiên, nền tảng tính phí 2,5% cho mỗi lần bán được thực hiện trên thị trường.

Tại thời điểm viết bài, các NFT phổ biến nhất theo khối lượng giao dịch trên OpenSea là Bored Apes, CryptoPunks và Doodles.

OpenSea hiện có hơn 600.000 người dùng và thị trường ghi nhận tổng doanh số 4,1 tỷ đô la chỉ tính riêng trong năm 2022, theo dữ liệu từ Dune Analytics.

SuperRare

SuperRare là thị trường NFT dựa trên Ethereum, hoạt động với một số nghệ sĩ NFT đã qua chọn lọc và có uy tín. Đây là nền tảng tiên phong về nghệ thuật kỹ thuật số độc quyền với ý định bảo tồn văn hóa sưu tập nghệ thuật kỹ thuật số.

Thị trường có quy trình kiểm tra và phê duyệt nghiêm ngặt trước khi tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số được niêm yết để bán. SuperRare hướng đến kích thích sự sáng tạo của số ít những người sáng tạo có uy tín trên nền tảng của mình để đảm bảo các nhà sưu tập nghệ thuật kỹ thuật số sử dụng tối đa bộ sưu tập của họ.

Mặc dù SuperRare không sôi động như OpenSea, nhưng thị trường có những tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số rất độc quyền. Nền tảng tính phí các nghệ sĩ 15% trên doanh số bán chính của họ.

Rarible

Rarible là thị trường NFT phi tập trung thuộc sở hữu của cộng đồng, cung cấp cho người dùng quyền truy cập vào nhiều loại NFT để mua và bán. Nền tảng này có giao diện thân thiện với người dùng, cho phép họ dễ dàng đúc và giao dịch NFT.

Rarible hỗ trợ ba mạng blockchain khác nhau: Ethereum, Flow và Tezos. Với phương thức hỗ trợ đa chuỗi như vậy, người dùng được phép tạo, mua và bán NFT từ bất kỳ mạng nào trong ba mạng blockchain đó trên Rarible.

Cũng giống như OpenSea, Rarible tính phí giao dịch 2,5%. Tuy nhiên, họ đề cao tính phân quyền bằng cách giới thiệu hệ thống quản trị cung cấp cho các thành viên cộng đồng quyền biểu quyết thông qua token nội bộ RARI.

Thị trường đã xử lý nhiều giao dịch NFT trị giá hơn 270 triệu đô la, với tổng cơ sở người dùng hơn 1,6 triệu.

Axie Infinity Marketplace

Ngoài là game blockchain phổ biến, Axie Infinity còn là một trong những thị trường NFT tập trung vào game nổi tiếng nhất. Tuy nhiên, trong khi các thị trường trước đây dành cho bộ sưu tập, thị trường Axie dành riêng cho video game play-to-earn, cho phép người dùng tạo, mua và bán Axies cũng như các bộ sưu tập kỹ thuật số trong game khác.

Thị trường NFT Axie Infinity được xây dựng trên blockchain layer 2 Ronin – là sidechain trên mạng Ethereum.

Nền tảng này có lượng lớn người hâm mộ là những người đam mê game và tiền điện tử, với số lượng người dùng hoạt động hàng ngày vượt qua mốc 2 triệu. Giao diện trực quan và thân thiện với người dùng của Axie Infinity đã tạo cơ sở phát triển cho thế giới trò chơi này.

Một trong những NFT đắt nhất được bán trên Axie Infinity cho đến nay là một khu đất ảo, được bán với giá khổng lồ 2,3 triệu đô la.

Nifty Gateway

Nifty Gateway thường được gọi là thị trường NFT cho giới tinh hoa, thuộc quyền quản lý của sàn giao dịch Gemini do cặp song sinh Winklevoss điều hành. Nền tảng dựa trên Ethereum này cho phép người dùng mua, bán và đúc tác phẩm nghệ thuật tiền điện tử độc quyền.

Thị trường nổi tiếng bán các tác phẩm nghệ thuật của một số nghệ sĩ nổi tiếng nhất thế giới, bao gồm cả Grimes và Beeple. Là một trong những giao dịch đắt nhất, NFT Crossroad của Beeple đã được bán với giá 6,6 triệu đô la vào năm ngoái trên thị trường này.

Nifty Gateway có chính sách đề cao tính sáng tạo và tính xác thực. Theo đó, chính sách này thúc đẩy công ty thực hiện một số quy trình xác minh nghiêm ngặt nhất đối với các nghệ sĩ. Chỉ những người sáng tạo đã được xác minh mới được phép đúc và niêm yết NFT trên thị trường, giảm thiểu mọi nguy cơ lừa đảo. Nền tảng tính phí hoa hồng 15% trên doanh số NFT.

Solanart

Solanart là thị trường NFT chính thức được xây dựng trên mạng Solana. Nền tảng cho phép người dùng tạo, mua và bán một số NFT dựa trên Solana.

Nền tảng này có các bộ sưu tập NFT từ một số dự án như Degenerate Ape Academy, Solpunks,… Họ tính phí giao dịch 3% cho mỗi lần bán NFT.

Solanart cũng hỗ trợ một số ví kỹ thuật số như Solflare, Phantom, Clover, Sollet, Slope, Ledger…

Theo dữ liệu từ DappRader, thị trường có tổng khối lượng giao dịch hơn 500 triệu đô la mặc dù là một thị trường NFT tương đối mới.

Binance NFT Marketplace

Được xây dựng trên mạng BNB Chain (trước đây là Binance Smart Chain), Binance NFT Marketplace là một nền tảng NFT cho phép người dùng mua và bán tất cả các hình thức sưu tầm và tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số.

Nền tảng được sàn giao dịch hàng đầu Binance ra mắt nhằm mục đích liên kết các nghệ sĩ, người sáng tạo, những người đam mê tiền điện tử và tạo cơ hội để người sưu tầm tạo, giao dịch NFT.

Binance NFT Marketplace hiện có hơn 2,5 triệu NFT để giao dịch. Điều thú vị là thị trường tính phí giao dịch thấp nhất trong ngành, ở mức 1% cho tất cả các giao dịch bán NFT. Đây là một trong những lợi thế của thị trường thuộc sở hữu của sàn giao dịch lớn nhất thế giới.

Ngoài ra, thị trường cung cấp một số NFT cao cấp và độc quyền của các nghệ sĩ hàng đầu và thương hiệu có ảnh hưởng, với các dịch vụ hộp bí ẩn có các NFT hiếm.

NBA Top Shot

NBA Top Shot là thị trường NFT cho phép các game thủ và người hâm mộ NBA trên toàn cầu thu thập, lưu giữ và giao dịch các thẻ kỹ thuật số đại diện cho video bóng rổ ngắn nổi bật, được gọi là “khoảnh khắc”.

Các token phiên bản giới hạn này có các video và số liệu thống kê mô tả một khoảnh khắc hiếm, người dùng có thể mở khóa các token cực kỳ hiếm bằng cách hoàn thành các bộ token cụ thể thể hiện các khoảnh khắc liên quan.

Thị trường được xây dựng trên blockchain Flow và đã chứng kiến một số đợt bán với doanh thu điên rồ kể từ khi thành lập vào đầu năm 2019. Một số khoảnh khắc NBA Top Shot đã được bán với giá hàng trăm nghìn đô la. Trong mỗi lần giao dịch NFT, nền tảng tính phí giao dịch 5%.

Top 3 token NBA Top Shot trên nền tảng này là các thời điểm nổi bật của Lebron James, được bán với giá lần lượt là 230.023, 210.000 và 208.000 đô la.

Decentraland

Ra mắt vào năm 2020, Decentraland là nền tảng NFT cho thế giới ảo play-to-earn được xây dựng trên blockchain Ethereum. Nền tảng cho phép các nghệ sĩ và người sáng tạo NFT có toàn quyền đối với các tác phẩm của họ.

Người dùng có quyền truy cập vào một loạt các bộ sưu tập kỹ thuật số trên Decentraland, bao gồm đất đai, trang phục trong game và bất động sản. Token gốc MANA của nền tảng được sử dụng để mua tất cả các tài sản này.

Nền tảng này đã ghi nhận một số doanh thu NFT khổng lồ. Ví dụ, một khu đất ảo trên Decentraland đã được bán với giá 2,4 triệu đô la vào tháng 11/2021.

Stashh

Nếu bạn yêu thích sự riêng tư, bạn sẽ thích thị trường NFT này. Stashh tự hào là thị trường đầu tiên cho NFT Secret, tức là bạn có thể đúc, mua và bán các NFT riêng tư theo mặc định trên nền tảng.

Stashh cho phép người tạo NFT kiếm tiền từ nội dung của họ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong khi cung cấp cho người sưu tập và người dùng quyền kiểm soát không cần niềm tin đối với cách họ mua, bán, sử dụng và trưng bày các bộ sưu tập kỹ thuật số.

Điều này có thể thực hiện được vì Stashh được Secret Network hỗ trợ, một mạng blockchain layer 1 tập trung vào quyền riêng tư được xây dựng với Cosmos SDK.

Thị trường hỗ trợ các danh mục NFT Secret khác nhau, từ game, nghệ thuật đến thể thao và NSFW. Tại thời điểm viết bài, một số bộ sưu tập phổ biến nhất theo khối lượng giao dịch trên nền tảng là Annons, MetaRats và Redacted Club.

Stashh tính phí 2,75% trên giá bán, khoản phí này sẽ tự động được khấu trừ sau khi bán xong.

Bên cạnh đó, có một nền tảng khác mới nổi gần đây đã airdrop token quản trị của riêng họ cho người dùng OpenSea: LooksRare (LOOKS). Chiến lược này bị cho là một cuộc tấn công ma cà rồng vào OpenSea, giống như SushiSwap nhắm vào người dùng Uniswap vào năm 2020. Mặc dù LooksRare là một trong những nền tảng phổ biến, nhưng điều quan trọng cần lưu ý là nhiều báo cáo cho biết phần lớn khối lượng là do nỗ lực wash trading để tăng phần thưởng mà người dùng nhận được khi staking LOOKS.

Những điều cần cân nhắc trước khi chọn thị trường NFT

Khối lượng giao dịch

Có thể niêm yết NFT để bán trên thị trường là chưa đủ nếu không có ai mua nó. Trước khi chọn một nền tảng để giao dịch NFT, người bán cần xác minh thị trường có đủ khối lượng giao dịch cho các món đồ sưu tầm dự định bán không. Điều này giúp bạn dễ dàng bán NFT cho một trader khác.

Bảo mật

Bảo mật là ưu tiên hàng đầu của các nhà đầu tư tiền điện tử. Khi không gian NFT trở nên lớn hơn, hacker và những kẻ lừa đảo cũng tìm ra nhiều cách hơn để săn tìm những nạn nhân nhẹ dạ cả tin.

Vì vậy, khi chọn thị trường NFT, điều quan trọng là phải xem xét các biện pháp bảo mật mà nền tảng áp dụng để bảo vệ người dùng. Trong trường hợp bị hack, thị trường NFT có thể bồi thường thiệt hại cho người dùng không, giống như OpenSea đã làm.

Phí hoa hồng

Một yếu tố quan trọng khác cần xem xét trước khi chọn thị trường NFT là phí hoa hồng.

Hầu hết các trang web giao dịch NFT trên thị trường hiện nay đều tính phí giao dịch từ 2,5-15% cho mỗi lần bán NFT. Vì vậy, hãy kiểm tra nền tảng tính phí như thế nào trước khi đưa ra lựa chọn.

Phí giao dịch

Trước khi có thể mua hoặc bán NFT thành công, các giao dịch phải được xử lý trên blockchain và quá trình này cũng yêu cầu phí mạng (gas).

Một số mạng blockchain, như Ethereum, có phí gas cắt cổ lên tới 100 đô la cho mỗi giao dịch.

Xem xét điều này trước khi chọn thị trường NFT sẽ giúp các trader tối đa hóa lợi nhuận và không phải chi tất cả cho phí giao dịch.

Bộ sưu tập NFT được giao dịch

Thị trường NFT phát triển rất mạnh trong vài năm qua đến mức không thể đếm xuể số lượng danh mục NFT. Trong khi thị trường chủ yếu vẫn bị nghệ thuật kỹ thuật số, tài sản trong game, âm nhạc, thẻ/động thái thể thao chi phối, vẫn còn vô số các loại NFT khác. Tuy nhiên, không phải tất cả các thị trường NFT đều hỗ trợ mọi danh mục và một số NFT chỉ dành riêng cho một nền tảng cụ thể.

Tiện ích: Bạn đang nhận loại NFT nào?

Trong khi một số NFT nhất định được các nghệ sĩ, công ty công nghệ và tổ chức có uy tín và được công nhận tạo ra, những NFT khác có thể do bất kỳ ai tạo ra. Do đó, việc lựa chọn thị trường NFT cũng phụ thuộc vào loại bộ sưu tập NFT mà bạn muốn có được.

Một số thị trường chỉ chuyên dành cho các NFT ưu tú và cao cấp từ những người sáng tạo đã được kiểm tra kỹ lưỡng, trong khi những thị trường khác cho phép bất kỳ ai đúc và bán tác phẩm của họ.

Mạng được hỗ trợ

Cũng cần lưu ý rằng các giao dịch trong mọi thị trường NFT sẽ không thể hoàn thành nếu không có blockchain.

Hầu hết các nền tảng NFT đều dựa trên Ethereum, nhưng một số được xây dựng trên các mạng khác như Polygon, Solana, BSC và Cosmo.

Ngoài ra, một số thị trường NFT cung cấp hỗ trợ chuỗi chéo để cho phép người dùng giao dịch tài sản token hóa của họ trên các mạng được hỗ trợ.

Kết luận

Bạn không thể đầu tư vào các token không thể thay thế nếu không thông qua nền tảng giao dịch NFT. Các thị trường NFT được liệt kê trên là một số thị trường tốt nhất hiện nay. Bên cạnh đó, với tốc độ phát triển của ngành, sẽ có nhiều nền tảng hơn được giới thiệu trong tương lai.

Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn

Đình Đình

Theo Cryptopotato

Theo dõi trang Twitter | Theo dõi kênh Telegram | Theo dõi trang Facebook