Ubisoft nhận bão dislike 96% sau khi công bố video beta Quartz NFT
Dự án Quartz NFT từ gã khổng lồ game Ubisoft Entertainment SA của Pháp đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng game thủ.
Ubisoft đã công bố bản Beta của Quartz thông qua một video ngắn trên YouTube vào ngày 8 tháng 12. Hiện video này có 214.721 lượt xem tại thời điểm viết bài. Dự án nhằm mục đích kết hợp NFT và công nghệ blockchain với các tựa game Triple-A hiện có và đã công bố Tom Clancy’s Ghost Recon Breakpoint là game đầu tiên chính thức tích hợp NFT.
Video giới thiệu Quartz như một nền tảng cho phép người chơi “thu thập các Ubisoft NFT đầu tiên có thể chơi được và tiết kiệm năng lượng” được gọi là “Digits”.
YouTube gần đây đã thay đổi chính sách của mình để ẩn số lượt không thích (dislike) mà một video trên nền tảng nhận được, tuy nhiên, con số này vẫn có thể được truy cập bởi các tiện ích mở rộng của Google Chrome. Khi sử dụng tiện ích mở rộng, video hiện có 1.400 lượt thích và 37.000 lượt không thích, với tỷ lệ không thích là khoảng 96%.
Một trong những nhận xét hàng đầu về video từ người dùng “OperatorDrewski” (hiện có 2.600 lượt thích mà không có lượt không thích nào) cho rằng dự án NFT của Ubisoft như một trò cash grab (kiếm tiền nhanh nhờ một sản phẩm chất lượng kém) thay vì cải thiện trải nghiệm chơi game tổng thể:
“Đối với tôi, đây là một dấu hiệu cho thấy dự án đang lạm dụng nhượng quyền thương mại Ghost Recon theo nghĩa đen để kiếm tiền nhanh chóng trong khi chẳng có mấy nỗ lực cho chính game trên thực tế. Sẽ không chơi một game Ghost Recon trong tương lai nếu team suy bại như vậy”.
“Kiếm được món hời từ nhượng quyền thương mại và hoàn toàn biến nó thành một trò hề”.
Ý kiến này dường như đã được một lượng lớn cộng đồng chia sẻ, với người dùng Twitter cũng chỉ trích công ty sau thông báo mới nhất, khi họ đe dọa gỡ cài đặt game và tẩy chay hoàn toàn Ubisoft.
“Vì quan điểm cá nhân của tôi về NFT chứ hoàn toàn không phải vì môi trường, bây giờ tôi sẽ tiến hành gỡ cài đặt bất kỳ thứ gì liên quan đến công ty ngay lập tức và ngừng mua thêm game. Những ai không thích cách tiếp thị này, hãy ngừng mua”.
Một bài đăng vào ngày 8 tháng 12 trên Reddit r/gaming cho thấy một cuộc chiến tẩy chay dự án NFT mới. Bài đăng có tiêu đề “không hỗ trợ Quartz, thị trường mới của UbisoftNFT” từ “u/WolverineKuzuri93” hiện có 2.500 bình luận và tỷ lệ ủng hộ là 93% (13.400 lượt).
Redditor nêu bật các vấn đề tương tự với người bình luận “OperatorDrewski” trên YouTube:
“Chúng ta cần loại bỏ thông lệ thối nát này. […] Đây chỉ là một cách ngốn tiền khác thay vì tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm chất lượng có chiều sâu. Chúng ta phải cho các công ty biết đây là hành vi làm tổn hại người tiêu dùng”.
“Tôi không hoàn toàn phản đối quan điểm sử dụng hệ thống kiểu NFT cho các game kỹ thuật số. Ví dụ: thực sự sở hữu bản sao kỹ thuật số của bạn chứ không chỉ là giấy phép để có thể bán nó cho tài khoản của người dùng khác. Đó thực sự là tương lai của game kỹ thuật số. Điều tôi phản đối là cách Ubisoft đang làm với các vật phẩm trong game”.
Phản ứng dữ dội của gamer với NFT
Đây không phải là lần đầu tiên một công ty lớn được chú ý khi tìm kiếm hoặc ra mắt trong thế giới NFT. Tạp chí Bitcoin đã báo cáo vào tháng trước rằng Discord đã buộc phải lùi lại kế hoạch tích hợp NFT dựa trên Ethereum, sau khi cộng đồng game thủ tấn công CEO Jason Citron.
Citron ban đầu đã ‘úp mở’ kế hoạch của công ty mình thông qua ảnh chụp màn hình một tính năng beta cho thấy hỗ trợ ví Ethereum NFT. Tuy nhiên, anh ta đã nhanh chóng nhận được hàng nghìn bình luận kêu gọi từ bỏ kế hoạch cùng với việc người dùng đe dọa hủy đăng ký Nitro trả phí của họ.
Không giống như trường hợp của Ubisoft, nơi cộng đồng dường như tức giận với trò cash grab, những người hoài nghi tiền điện tử trên Discord tin rằng NFT là một kế hoạch Ponzi và làm hỏng môi trường do năng lượng cần thiết để khai thác tiền điện tử.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn
Ông Giáo
Theo Cointelegraph
Theo dõi trang Twitter | Theo dõi kênh Telegram | Theo dõi trang Facebook