Avalanche (AVAX) là gì? Avalanche có gì đặc biệt?
Trong cuộc đua sản xuất blockchain nhanh nhất, đầy đủ tính năng nhất, một vài nền tảng lớn đã xuất hiện vào năm ngoái.
Trong số này, Avalanche – một nền tảng mã nguồn mở cho các ứng dụng tài chính mới và phi tập trung – nổi lên như một trong những người đi đầu.
Bài viết sẽ phân tích các nguyên nhân giúp cho Avalanche trở nên nổi bật trong một ngành công nghiệp ngày càng đông đúc này.
Avalanche là gì?
Avalanche là một nền tảng mới được Ava Labs phát triển, cho phép bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng sản xuất các blockchain đa chức năng và ứng dụng phi tập trung (dApp) của riêng họ.
Nền tảng được thiết kế để giải quyết một số hạn chế của các blockchain cũ hơn như tốc độ giao dịch chậm, tập trung hóa, khả năng mở rộng. Họ sử dụng một số đổi mới để thực hiện điều đó như giao thức đồng thuận Avalanche độc đáo hứa hẹn độ trễ thấp, thông lượng cao và khả năng chống lại các cuộc tấn công 51%.
Avalanche ra mắt mainnet (mạng chính) vào tháng 9/2020, chỉ hai tháng sau khi huy động được 42 triệu đô la trong một vòng bán ICO — đã bán hết sạch trong vòng chưa đầy năm giờ.
Avalanche hoạt động như thế nào?
Về cốt lõi, Avalanche được xây dựng dựa trên một hệ thống gồm ba blockchain có khả năng tương tác: Exchange Chain (X-Chain), Contract Chain (C-Chain) và Platform Chain (P-Chain).
Trong đó, X-Chain được sử dụng để tạo ra các tài sản kỹ thuật số mới. C-Chain triển khai Ethereum Virtual Machine (EVM) của Avalanche và P-Chain được sử dụng để điều phối trình xác thực và tạo mạng subnet (mạng con).
Subnet là một tập hợp các trình xác thực có nhiệm vụ đạt được sự đồng thuận trên một hoặc nhiều blockchain Avalanche.
Hai trong số các blockchain này (P-Chain và C-Chain) được bảo mật bởi đồng thuận “Snowman” được chuỗi tối ưu hóa, giúp kích hoạt các hợp đồng thông minh bảo mật thông lượng cao, trong khi X-Chain được bảo mật bởi đồng thuận “Avalanche” được DAG tối ưu hóa — một giao thức bảo mật và có khả năng mở rộng có thể hoàn thành giao dịch trong vài giây.
Bằng cách chia nhỏ kiến trúc thành ba blockchain riêng biệt, Avalanche có thể tối ưu hóa tính linh hoạt, tốc độ và bảo mật mà không có bất kỳ sự đánh đổi nào. Điều này giúp nó trở thành một nền tảng mạnh mẽ cho cả trường hợp sử dụng công cộng và doanh nghiệp vì các nhà phát triển có thể xây dựng linh hoạt nhiều loại ứng dụng.
Nền tảng này xoay quanh AVAX, token tiện ích gốc cho hệ sinh thái Avalanche và được sử dụng để thanh toán phí mạng, staking và cung cấp “đơn vị tài khoản cơ bản” giữa các subnet của Avalanche.
Avalanche có gì đặc biệt?
Theo Ava Labs, nền tảng có thể xử lý 4.500 giao dịch mỗi giây – so với khoảng 7 giao dịch/giây đối với Bitcoin và 14 giao dịch/giây đối với Ethereum. Nó cũng có thể hoàn thành giao dịch trong vòng chưa đầy 3 giây. Với các thông số này, nền tảng trở nên phù hợp hơn với các ứng dụng phi tập trung có khả năng mở rộng quy mô lớn — vốn bị tắc nghẽn trên nhiều nền tảng cạnh tranh khác. Dưới đây là bảng so sánh Avalanche và một số nền tảng nổi bật:
Bitcoin | Ethereum | Tendermint | Avalanche | |
Thông lượng giao dịch | 7 giao dịch/giây
Giới hạn giao thức |
14 giao dịch/giây
Giới hạn giao thức |
1.000 giao dịch/giây
Giới hạn băng thông |
> 4.500 giao dịch/giây
Giới hạn CPU |
Thời gian hoàn thành giao dịch | 60 phút
6 xác nhận |
6 phút
25 xác nhân |
6-7 giây
Thời gian khối |
< 3 giây |
Hiệu quả năng lượng | Không
Tối ưu ASIC |
Không
Tối ưu GPU |
Có
Tối ưu CPU |
Có
Tối ưu CPU |
Số trình xác thực | 13 pool với >1% hashrate | 13 pool với >1% hashrate | < 200 node mà không mất giao dịch | Hàng nghìn node |
Giao thức đồng thuận | PoW | PoW | PoS | PoS |
Ngưỡng an toàn | 51% | 51% | 33% | 80% |
Ngoài khả năng mở rộng cao, Avalanche cũng được xây dựng để giải quyết một vấn đề lớn khác mà các hệ thống dựa trên blockchain phải đối mặt hiện nay: khả năng tương tác. Nền tảng đạt được điều này bằng cách cho phép các blockchain trong cả một subnet và giữa các subnet giao tiếp với nhau, cho phép chúng bổ sung cho nhau và hỗ trợ chuyển giá trị xuyên chuỗi (cross-chain).
Nền tảng cũng có tính bao gồm đáng kể. Trong khi nhiều blockchain PoS chỉ cho phép một số trình xác thực được chọn tham gia để đạt được sự đồng thuận, Avalanche cho phép bất kỳ ai staking ít nhất 2.000 AVAX tham gia.
Avalanche hoàn toàn loại bỏ khái niệm “slashing (cắt giảm)” — các khoản stake của người dùng bị cắt giảm hoặc bị phạt nếu node của họ hoạt động sai hoặc có trục trặc.
Cho đến thời điểm hiện tại, đối thủ lớn nhất của Avalance vẫn là Ethereum – nền tảng blockchain hiện đang thống trị không gian DeFi. Mặc dù Avalanche hỗ trợ Ethereum Virtual Machine (EVM), nó sử dụng một cơ chế đồng thuận khác để bảo mật mạng và cũng hỗ trợ chuyển giá trị xuyên chuỗi mà không cần cầu nối.
Bạn có thể làm gì với Avalanche?
Avalance cho phép các cá nhân và công ty dễ dàng triển khai blockchain được xây dựng theo mục đích của riêng họ, cho dù dành cho trường hợp sử dụng cá nhân (blockchain cần được cho phép) hay công cộng (không cần cho phép).
Nó độc đáo ở chỗ sử dụng kết hợp nhiều blockchain được xây dựng tùy chỉnh, ngoài cơ chế đồng thuận PoS để đạt được một nền tảng cực kỳ phi tập trung và mạnh mẽ cho các nhà phát triển xây dựng trên đó.
Nhờ khả năng tương thích với bộ công cụ của Ethereum, các nhà phát triển có thể dễ dàng chuyển dApp của họ trên Ethereum sang Avalanche và dễ dàng khởi chạy một loạt các ứng dụng phi tập trung trên nền tảng này. Các ứng dụng có thể chạy trên blockchain Avalanche độc lập của riêng họ, cho phép các nhà phát triển kiểm soát cách chúng được bảo mật và hoạt động, cũng như ai có thể truy cập.
Những khả năng này đã thúc đẩy hoạt động phát triển trên Avalanche tăng vọt trong lịch sử ngắn ngủi của nó và hiện có rất nhiều các ứng dụng sử dụng công nghệ của Avalanche — bao gồm ứng dụng về chứng khoán tư nhân (Securitize), thị trường dự đoán (Prosper) và stablecoin (Bilira – một stablecoin Lira của Thổ Nhĩ Kỳ).
Mua AVAX ở đâu và như thế nào?
Có thể mua và giao dịch token Avalanche (AVAX) trên nhiều sàn phổ biến như Binance, OKEx, Bitfinex, Huobi Global, CoinEx, Paribu, WazirX, OKCoin và Hotbit.
DEX Pangolin là gì?
Pangolin là một nền tảng giao dịch phi tập trung (DEX) do cộng đồng điều hành được Ava Labs hỗ trợ.
Đó là một loại DEX hoạt động theo kiểu trình tạo lập thị trường tự động (AMM) — nghĩa là nó sử dụng các thuật toán thay vì sổ lệnh để định giá. Pangolin là một phần quan trọng trong hệ sinh thái DeFi đang phát triển của Avalanche và được xây dựng để chứng minh các khả năng của nền tảng Avalanche.
Được xây dựng trên Avalanche, Pangolin có mức phí cực thấp và hiệu suất nhanh chóng. Nó cũng tương thích với tất cả các token trên Avalanche và Ethereum, cung cấp cho người dùng một loạt các pool thanh khoản để giao dịch.
Avalanche đã thông báo vào tháng 2 năm 2021 rằng:
“DEX Pangolin, một DEX do cộng đồng điều hành dành cho các tài sản trên Avalanche và Ethereum, vừa ra mắt trên Avalanche. Pangolin sẽ giới thiệu tốc độ và hiệu quả chi phí của Avalanche, tìm ra lối thoát cho người dùng DeFi hiện đang bị choáng ngợp với phí cao và tắc nghẽn mạng”.
Giống như nhiều sàn giao dịch phi tập trung kiểu AMM khác, Pangolin cũng có chương trình khuyến khích khai thác thanh khoản, cho phép nhà cung cấp thanh khoản kiếm được token quản trị gốc của nền tảng — được gọi là PNG.
Tương lai
Avalanche xuất hiện chưa đầy một năm, nhưng nó đang phát triển rất nhanh. Bằng chứng cho điều này là có rất nhiều phát triển và bản phát hành sản phẩm cho tính năng mới.
Một trong những phát triển quan trọng là bản nâng cấp Apricot, sẽ mang lại một loạt cải tiến cho Avalanche. Chúng bao gồm “cắt giảm có thể xác minh được”, cho phép các node trực tuyến nhanh chóng; chức năng đóng băng và hủy đóng băng cho các tổ chức phát hành token; hỗ trợ ERC20 gốc.
Giao thức layer 2 Injective Protocol cũng sẽ tích hợp với Avalanche để mang đến một loạt các công cụ phái sinh có thể tương tác đa dạng cho nền tảng này.
Ngoài ra, có kế hoạch thêm một máy ảo hướng tới quyền riêng tư “Privacy VM”. Máy ảo này cuối cùng sẽ cho phép các hợp đồng thông minh riêng tư hoạt động trên Avalanche, một trong những nâng cấp quan trọng nhất trong roadmap của Avalanche.
Minh Anh
Theo Decrypt
Theo dõi trang Twitter | Theo dõi kênh Telegram | Theo dõi trang Facebook