Polkarare là gì?

NFT tiếp tục đạt được động lực trên toàn cầu. Bằng chứng là hàng chục dự án cạnh tranh gay gắt để thu hút người dùng trên các hệ sinh thái blockchain khác nhau. Thật không may, điều đó gây ra một ngành công nghiệp rời rạc, thay vì ngành có khả năng bổ sung các dự án mới. Để NFT trở thành xu hướng chính thống trong tương lai, cần có một cái nhìn tổng quan hợp lý hơn về những gì ngành có thể cung cấp.

Polkarare

Vì có rất nhiều blockchain với các dự án NFT khả thi và cạnh tranh nên việc tổng hợp tất cả chúng vào một hệ sinh thái sẽ là ý tưởng không tồi. Hơn nữa, nó giúp cả người dùng mới và người dùng có kinh nghiệm dễ dàng khám phá cơ hội NFT mà không phải lo lắng về việc chuyển đổi giữa các blockchain.

Polkarare (PRARE) là gì?

Polkarare là nền tảng NFT sáng tạo được xây dựng trên Ethereum và ra mắt vào quý 1/2021, với mục tiêu thu hút sự chú ý tích cực hơn đến ngành công nghiệp NFT. Phương pháp tiếp cận chuỗi chéo với các blockchain lớn cho NFT là một bước đi quan trọng đúng hướng. Ngoài ra, Polkarare cung cấp nhiều tính năng sáng tạo, bao gồm cho vay thế chấp NFT, thị trường NFT đa chuỗi và giao thức phát hiện giá NFT.

Tầm nhìn của Polkarare là kết quả được đúc kết từ nhiều cá nhân cùng chí hướng làm việc với nhau. Tất cả các cố vấn cho dự án đều có kinh nghiệm trong lĩnh vực marketing, phát triển blockchain, NFT, DApp và đầu tư thiên thần. Với kiến thức chuyên môn này, team nghiên cứu đặt mục tiêu biến Polkarare trở thành “trùm” trong thế giới NFT.

Hơn nữa, dự án tạo ra điểm khác biệt bằng cách thêm nhiều chức năng mới lạ cho NFT. Không chỉ để tạo các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số hoặc đồ sưu tầm, Polkarare còn cho phép người dùng sử dụng NFT làm tài sản thế chấp để vay hoặc cho người khác vay. Đưa NFT vào DeFi là chiến thuật giúp mang lại những cơ hội mới để khám phá và thu hút người dùng.

Ngoài ra, Polkarare có các chức năng khác như phần thưởng staking, canh tác NFT và đúc NFT độc quyền. Token gốc của nền tảng sẽ cung cấp tiện ích thông qua quyền quản trị và hoạt động như một phương tiện trao đổi. Mục tiêu bao quát của nó là làm cho NFT khả dụng trên các nền tảng khác nhau và cung cấp cho chúng nhiều trường hợp sử dụng khác nhằm khuyến khích áp dụng, thúc đẩy mức độ tiếp nhận công nghệ này rộng rãi hơn.

Polkarare hoạt động như thế nào?

Theo roadmap của Polakrare, các nhà phát triển đã thực hiện lượng lớn công việc trong thiết kế kiến trúc của nền tảng NFT chuỗi chéo này. Team cũng phát triển prototype vào quý 1/2021 để hoàn thành vòng hạt giống. Vào quý 2/2021, team tiến hành IDO, giới thiệu hỗ trợ staking và ví tích hợp, triển khai thành công testnet Polkarare. Một vài tuần sau, mainnet của Polkarare đi vào hoạt động và phiên bản đầu tiên của chương trình phần thưởng cũng được kích hoạt.

Trong những tháng tới, team sẽ tập trung triển khai canh tác NFT, các giao diện lập trình ứng dụng đúc NFT (API) – một chương trình phần thưởng được cải tiến và các tính năng xã hội. Ngoài ra, roadmap còn bao gồm hỗ trợ cho các loại tiền tệ thương mại khác, vay NFT và tính năng giao thức khám phá giá dự kiến ra mắt vào quý 4/2021. Cả hỗ trợ di động và cổng quản trị của dự án cũng đang được phát triển.

Điều gì làm cho Polkarare trở nên độc đáo?

Để tạo ra một hệ sinh thái NFT cạnh tranh, khả thi và hấp dẫn, Polkarare hướng đến kết nối các blockchain định hướng NFT phổ biến và mở khóa nhiều trường hợp sử dụng mới cho người dùng. Các trường hợp sử dụng này bao gồm:

Thị trường NFT đa chuỗi

Trong bối cảnh NFT hiện tại, thị trường hoạt động trên các blockchain riêng lẻ không thể giao tiếp với nhau. Tuy nhiên, thị trường Polkarare có hỗ trợ chuỗi chéo gốc với các tính năng xã hội, giao dịch không cần gas và hỗ trợ cho các phòng trưng bày nghệ thuật 3D.

Ví NFT đa chuỗi

Xây dựng thị trường cho các NFT chuỗi chéo chỉ là bước đầu tiên. Polakrare hướng đến cho phép người dùng lưu trữ tài sản một cách an toàn trong ví đa chuỗi không lưu ký (custody). Không chỉ là một ví cho NFT, nó còn tích hợp hỗ trợ các tài sản kỹ thuật số trên Polkadot, Ethereum, Polygon và Binance Smart Chain.

Vay thế chấp NFT

Khi DeFi – cụ thể là vay và cho vay tiền điện tử – đạt được nhiều sức hút hơn, nên phát triển theo hướng chấp nhận nhiều loại khác nhau làm tài sản thế chấp. Polkarare cho phép sử dụng NFT làm tài sản thế chấp cho các khoản vay hoặc cho người dùng khác vay. Phương thức này mang lại tính linh hoạt hơn cho NFT.

Giao thức khám phá giá NFT

Hiện tại, không ai có thể xác định chính xác giá trị của NFT. Polkarare giải quyết vấn đề này bằng cách giới thiệu một giao thức có khả năng phát hiện giá, sử dụng các mô hình độc quyền để xác định giá trị thực tế của NFT.

Hỗ trợ nội dung 3D

Khi lĩnh vực tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số tiếp tục phát triển, sẽ có nhiều dịch vụ phức tạp hơn. Công nghệ 3D dường như là bến đỗ tiếp theo cho NFT, ngay cả khi rất ít nền tảng hỗ trợ nó. Polkarare nhận thấy tiềm năng của NFT 3D và đảm bảo loại nội dung này được dự án hỗ trợ vào quý 4/2021.

Theo thiết kế, quyền quản trị Polkarare thuộc về các thành viên cộng đồng, là những người nắm giữ token gốc PRARE. Cổng thông tin quản trị cho dự án hiện đang được phát triển và dự kiến phát hành vào quý 4/2021. PRARE cũng được sử dụng để staking phần thưởng, canh tác NFT và đúc NFT độc quyền.

So sánh Polkarare và Liquidity

Khi nhiều nhà phát triển cùng quan tâm xây dựng thị trường NFT chuỗi chéo, có thể xảy ra tình trạng trùng lặp. Liquidity hướng đến cung cấp các công cụ cho người thu thập NFT, bao gồm sử dụng chúng làm tài sản thế chấp các khoản vay và với hỗ trợ chuỗi chéo được tích hợp sẵn. Tuy nhiên, nó tập trung vào Binance Smart Chain, Flow, Polkadot và Ethereum, trong khi Polakrare là cầu nối với Ethereum, Polygon, Binance Smart Chain và Polkadot.

Hơn nữa, Liquidity hoạt động trên Binance Smart Chain và chủ yếu phục vụ cho các nghệ sĩ muốn tạo tác phẩm nghệ thuật độc đáo cũng như những người dùng yêu cầu oracle NFT. Tầm nhìn của Polkarare hơi khác, mặc dù cũng hướng đến NFT như tài sản thế chấp cho vay và hỗ trợ chuỗi chéo trên các blockchain khác.

Cả hai nền tảng đều có thị trường sẵn sàng để sử dụng, nhưng Polkarare cung cấp các tính năng xã hội mà Liquidity dường như không có. Thật không may, khía cạnh xã hội thường bị bỏ qua khi nói đến tài sản kỹ thuật số, mặc dù nó là một khía cạnh quan trọng. Tập trung mạnh vào khía cạnh này giúp phân biệt giữa hai dự án, vì chúng không hoàn toàn giống nhau.

Thật tốt khi có nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau cùng hoạt động để giúp cho không gian NFT trở nên linh hoạt và hữu ích hơn. Mở khóa thanh khoản và giá trị trên nhiều blockchain có thể tác động tích cực đến ngành công nghiệp non trẻ này.

Minh Anh

Theo Coinmarketcap

Theo dõi trang Twitter | Theo dõi kênh Telegram | Theo dõi trang Facebook