5 altcoin hứa hẹn là “Bitcoin tiếp theo” nhưng chưa bao giờ làm được

Thế giới blockchain có rất nhiều dự án mới đến mức dễ dàng quên đi những dự án “bom xịt”.

Trong khi mọi “kẻ tiêu diệt Ethereum” mới đều thu hút sự chú ý, tương tự như các dự án thảm họa HashOcean và BAS, điều quan trọng là phải nhìn lại một số dự án cũ hơn (2 năm trong không gian tiền điện tử) đã tạo ra sự cường điệu rầm rộ nhưng chưa bao giờ hiện thực hóa được điều đó.

Không phải là lừa đảo hoặc thất bại hoàn toàn, mà các dự án này chưa bao giờ làm được những gì mà họ từng cường điệu.

Bitcoin Cash

Bitcoin Cash (BCH) vừa là một mạng thanh toán vừa là một loại tiền điện tử. Tính đến ngày 19/3, BCH là tiền điện tử lớn thứ 27 theo vốn hóa thị trường. Bitcoin Cash được ra mắt vào tháng 8/2017 dưới dạng hard fork của blockchain Bitcoin.

Nó đạt mức cao nhất mọi thời đại vào ngày 20/12/2017, ở mức $4.355. Giá của nó phần lớn đã duy trì các biến động tương tự như BTC.

Biểu đồ giá BTC và BCH | Nguồn: Tradingview

Bitcoin Cash đã được fork để tăng giới hạn 1 triệu khối của Bitcoin và hiện đạt tối đa 32 triệu khối. Do đó, tốc độ xử lý giao dịch cao hơn nhiều so với vua crypto và phí giao dịch thấp hơn. Nhưng Bitcoin Cash hiện không thể đánh bại BTC về vốn hóa thị trường.

Có thể thấy rõ rằng BTC vẫn là tiền điện tử phân cấp hàng đầu, giao dịch xuyên biên giới và tiếp tục phát triển như một kho lưu trữ giá trị. Giờ đây, nó đã trở nên tương tự như vàng kỹ thuật số, với chức năng thanh toán ngày càng mờ nhạt.

Vì vậy, vàng kỹ thuật số hiện tại không chỉ là một phương tiện thanh toán. Hiển nhiên là BCH không thể vượt qua BTC vì vị trí của chúng giống như so sánh giữa sắt và vàng.

BCH cũng bị ảnh hưởng bởi việc Cục Dự trữ Liên bang (Fed) tăng lãi suất, giảm bảng cân đối kế toán và tình hình kém hiệu quả của cổ phiếu Mỹ. Do vậy, thời điểm tốt nhất để vượt qua BTC đã bị bỏ lỡ.

Với một thị trường gấu mới đang hình thành và các yếu tố chính trị tiêu cực, dự kiến sẽ có một làn sóng giảm giá mới đối với BTC.

Tuy nhiên, BCH vẫn có cộng đồng tích cực tin rằng nó có thể phục hồi và trở thành điều lớn lao tiếp theo. Điển hình là cộng đồng Reddit của Bitcoin Cash.

Ethereum Classic

Thường được đề cập cùng với BTC, Ethereum cũng có “mạng chị em” Ethereum Classic. Mặc dù có cùng công nghệ với Ethereum và khái niệm Bitcoin nhưng nó không thể làm lung lay vị thế của Ethereum.

Hard fork của Ethereum xảy ra vào tháng 7/2016, khi người sáng lập Vitalik Buterin đề xuất ý tưởng này để khôi phục các tài sản bị hacker đánh cắp từ DAO. Cuối cùng, Ethereum đã fork thành Ethereum và Ethereum Classic.

Ethereum Classic (ETC) hiện được xếp hạng thứ 34 về vốn hóa thị trường. Fork này giữ nguyên tầm nhìn và triết lý của Ethereum ban đầu, với mức độ phi tập trung và quyền tự chủ của cộng đồng cao hơn, nhưng chỉ hỗ trợ 15% hashrate.

Hiện nay, cả giá token và các ứng dụng của hệ sinh thái đều thấp hơn nhiều so với Ethereum.

Biểu đồ giá ETC | Nguồn: Tradingview

Từ khi xảy ra hard fork, những nhà sáng lập Ethereum và team ban đầu đã rời đi để hỗ trợ, dẫn dắt Ethereum hiện tại, trong khi Ethereum Classic được một team mới tiếp quản.

Về những người ủng hộ, với 85% hỗ trợ hashrate sau fork, Ethereum có nhiều người ủng hộ hơn và nhu cầu cao hơn Ethereum Classic.

Về tính toàn vẹn của hệ sinh thái, Ethereum là chuỗi công khai có giá trị bị khóa (TVL) hàng đầu, trong khi không có nhiều dự án được triển khai trên Ethereum Classic.

Vì vậy, theo nhiều cách, mặc dù Ethereum Classic cam kết và phi tập trung hơn, nhưng cuối cùng nó không thể trở thành người chơi thống trị trong thế giới blockchain.

NEO

NEO (trước đây là AntShares) được Erik Zhan và team của anh ra mắt tại Trung Quốc vào năm 2014 dưới dạng một chuỗi công khai. Đó là một dự án mã nguồn mở vào năm 2015 trên Github và hoàn thành đợt gọi vốn ICO vài tháng sau đó.

NEO hỗ trợ phát triển tiền điện tử, tài sản kỹ thuật số và hợp đồng thông minh của riêng mình có thể đạt được hàng nghìn giao dịch mỗi giây.

Giá của NEO đã tăng rất mạnh. Từ 0,08 đô la khi ra mắt, nó đã đạt mức cao nhất mọi thời đại là 198,38 đô la vào ngày 15/1/2018, tăng 2.478,75%.

Nhưng điều đó chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và xu hướng giảm tổng thể được thể hiện rõ trong biểu đồ, với mức giá hiện tại là 21,18 đô la.

Biểu đồ giá NEO | Nguồn: Tradingview

Vào thời điểm viết bài, NEO là tiền điện tử lớn thứ 64 về vốn hóa thị trường. Điều này không phải do các yếu tố bên ngoài khách quan như hoạt động kém của thị trường tiền điện tử, mà là do chính bản thân coin này.

– Cập nhật code của NEO kém.

– Sự phát triển hệ sinh thái gần như đình trệ.

– Khả năng phân quyền còn yếu. Chỉ có 7 node bỏ phiếu và được NEO triển khai chính thức.

Nếu NEO không giải quyết được các vấn đề trên, nó sẽ tiếp tục bị nhấn chìm trong thị trường gấu mới.

EOS

Vào tháng 5/2017, block.one đã ra mắt EOS dưới dạng nền tảng hợp đồng thông minh và hệ điều hành phân tán. Nó đã trở thành một đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ với Ethereum vào năm 2018.

Vào thời điểm đó, thị trường nghi ngờ Ethereum do tắc nghẽn giao dịch, phí gas cao và phát hành công nghệ sharding không thành công.

Sau khi ra mắt trong vòng chưa đầy 6 tháng, EOS là mạng không tính phí và tốc độ giao dịch cực nhanh đã đánh bại Ethereum (có chưa đầy 3.000 giao dịch hàng ngày) với tổng số 30.000 giao dịch trong một ngày. EOS là kẻ tiêu diệt Ethereum đích thực vào lúc đó.

Tuy nhiên, giao thức non trẻ này cuối cùng đã không phát huy hết tiềm năng của nó. Quá trình xử lý giao dịch cực kỳ nhanh chóng của EOS phải đánh đổi bằng sự phân quyền.

Cơ chế đồng thuận của EOS có 21 supernode để xử lý giao dịch, khiến các nhà khai thác node nhỏ hơn không thể tham gia. Supernode được bầu chọn bằng cách hodl coin, do đó có nguy cơ hối lộ tiềm ẩn.

Cơ chế đồng thuận POW của Ethereum và Bitcoin không hiệu quả, trong khi cơ chế đồng thuận Delegated Proof of Stake (DPoS) của EOS lại rất hiệu quả.

Tuy nhiên, cốt lõi của blockchain là phi tập trung và EOS về cơ bản là một chuỗi tập trung hơn.

Hiện tại, hầu hết tất cả các chuỗi công khai hàng đầu đang hoạt động đều có các ứng dụng ấn tượng hoặc ít nhất có các giao thức hỗ trợ chuỗi công khai. Ví dụ, Anchor trên Terra chain. Tuy nhiên, EOS thì không.

Mặc dù các nhà phát triển EOS đã nhiều lần nói rằng họ ủng hộ việc xây dựng hệ sinh thái, nhưng kể từ ngày 9/3, hệ sinh thái on-chain của EOS vẫn giống như một vùng đất hoang cằn cỗi.

altcoin eos

Biểu đồ giá EOS | Nguồn: Tradingview

Dfinity/Internet Computer

Dfinity là một nền tảng công nghệ đám mây phi tập trung. Được thành lập vào năm 2016, nó khá phổ biến với các nhà đầu tư mạo hiểm. Dự án đã vượt qua thị trường gấu vào năm 2018 và nhận được 102 triệu đô la tài trợ từ a16z, là khoản đầu tư ra nước ngoài lớn nhất của a16z trong năm đó.

Tầm nhìn của Dfinity là tạo ra một nền tảng điện toán đám mây công khai hiệu quả và an toàn hơn AWS, đặt mạng blockchain dưới sự kiểm soát của một mạng máy tính phân tán.

Internet Computer dự kiến ​​sẽ ra mắt vào nửa cuối năm 2018 hoặc nửa đầu năm 2019, nhưng mạng chính Alpha thực tế đã hoạt động vào tháng 12/2020.

Dfinity đã mất hơn 2 năm kể từ khi nhận tài trợ để cung cấp một sản phẩm – tốc độ quá chậm.

Về giải pháp blockchain AWS, Alchemy – dịch vụ nền tảng phát triển blockchain cho Web3 được thành lập vào năm 2017 và hỗ trợ hầu hết các công ty blockchain trên thế giới hiện nay.

Code nguồn đã được đăng tải trên Github từ năm 2008 và là nền tảng lưu trữ phần lớn các giao thức blockchain ngày nay.

Quyền tự trị của cộng đồng (cho phép cộng đồng quản lý token) cũng đã được thực hiện trong nhiều dự án.

Trong khi khái niệm về Dfinity rất thú vị, việc ra mắt bị trì hoãn đã khiến dự án bị trôi vào quên lãng.

ICP altcoin

Biểu đồ giá ICP | Nguồn: Tradingview

Tham gia Telegram của HoiQuanNet để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://hoiquannet.com

Minh Anh

Theo Cryptoslate

Theo dõi trang Twitter | Theo dõi kênh Telegram | Theo dõi trang Facebook