Ethereum (ETH) là gì? Những điều về Ethereum mà người mới cần biết

 Nếu Bitcoin mở đầu cho kỷ nguyên tiền mã hóa, thì Ethereum (ETH) là đồng coin tiên phong về smart contract và DApp. Tầm quan trọng của Ethereum chắc hẳn ai tham gia thị trường cũng biết đến. Nhưng những câu hỏi đơn giản như Ethereum là gì? Ai sáng lập ra Ethereum hay Ethereum được dùng để làm gì, thì không phải ai cũng biết. Vậy hôm nay, chúng ta cùng nhau ôn lại ETH là gì nhé!

ethereum la gi
Ethereum là gì? Những điều về Ethereum mà người mới cần biết

Ethereum là gì?

Ethereum (đôi khi được gọi là “tiền ảo Ethereum” nhưng cụm từ này không chính xác, Ethereum là tiền mã hóa) là đồng cryptocurrency được xây dựng vào năm 2013 bởi Vitalik Buterin.

Ethereum còn là một nền tảng để xây dựng nên nhiều đồng coin và các ứng dụng phân quyền (Dapp) khác. Qua nhiều năm, Ethereum đã tạo nên hệ sinh thái phi tập trung vững mạnh của mình.

Ban đầu, Vitalik Buterin muốn khắc phục những nhược điểm của Bitcoin như phí thanh toán cao, thời gian thanh toán chậm và khuyến khích đào coin thông qua các mining pool thay vì chỉ đào riêng lẻ như Bitcoin. Và đó chính là mục đích ra đời của Ethereum – đồng Altcoin hàng đầu thị trường hiện nay.

Blockchain Ethereum là gì?

Về cơ bản, Blockchain của Ethereum cũng như các Blockchain khác. Nó được cấu thành bởi mạng lưới các máy tính hay còn gọi là các Node.

Để tham gia vào mạng lưới, các node cần cài đặt phần mềm Ethereum Client như Geth, Parity,… Khi cài đặt Ethereum Client, đồng nghĩa với việc các node sẽ phải chạy một chương trình máy ảo có tên Ethereum Virtual Machine (EVM). EVM sẽ chịu trách nhiệm thực thi Smart Contract hay hợp đồng thông minh.

Khi các nhà phát triển muốn xây dựng ứng dụng phi tập trung (dapp) trên Ethereum, họ cần phải triển khai smart contract thông qua ngôn ngữ lập trình Solidity.

Đồng Ether (ETH) là đồng coin cơ sở trên blockchain Ethereum. Tuy nhiên, ETH không phải là đồng coin duy nhất trên blockchain này. Vì là nền tảng của smart contract và Dapp, blockchain Ethereum cho phép các dự án tạo ra token riêng của mình trên mạng lưới. Những token này được xây dựng theo chuẩn token ERC20, token ERC721,…

Ai tạo ra Ethereum?

Vào tháng 10/2013, một lập trình viên trẻ là Vitalik Buterin có đam mê mãnh liệt với Bitcoin đã đề xuất một giải pháp cải tiến cho dự án Mastercoin (nay là OmniLayer). Trong bản đề xuất đó, Vitalik đã đưa ra giải pháp cho phép MasterCoin có thể hỗ trợ được nhiều loại hợp đồng hơn mà không cần phải thêm các tính năng phức tạp. Đội ngũ phát triển Mastercoin rất ấn tượng với bản đề xuất của Vitalik. Nhưng họ đã không áp dụng giải pháp đó vào dự án. Sau khi MasterCoin không áp dụng giải pháp của mình, Vitalk đã tiếp tục nghiên cứu và nhận ra rằng: Các smart contract có thể được khái quát hoá hoàn toàn.

tiendientu.org-vitalik-buterin-eth-2
Vitalik Buterin cha đẻ của Ethereum (ETH).

Vào tháng 11/2013, Vitalik lần đầu tiên chia sẻ bản whitepaper phác thảo của Ethereum. Chỉ có vài chục người có quyền truy cập và đọc trước bản phác thảo này. Sau đó họ đưa ra những phản hồi, giúp cho Vitalik có thể hoàn thiện bản whitepaper cho Ethereum.

Kể từ khi chia sẻ bản whitepaper, Vitalik đã có thêm một người đồng đội cùng tham gia xây dựng Ethereum và người đó chính là: Gavin Wood. Đây là người đầu tiên chủ động liên lạc với Vitalik và đề nghị giúp đỡ bằng kỹ năng lập trình C++ của mình.

Vào mùa hè năm 2014, Gavin Wood công bố yellow paper cho Ethereum. Cũng trong thời gian này, Vitalik cũng ra thông báo rằng Ethereum sẽ được phát triển bởi tổ chức phi lợi nhuận Ethereum Foundation.

Sau một năm xây dựng và phát triển, vào tháng 6/2015 Genesis Block của Ethereum đã được khai thác. Nó đánh dấu sự hình thành chính thức của blockchain Ethereum.

Lịch sử phát triển của Ethereum

Một trong những cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của Ethereum chính là The Dao Hack.

The Dao Hack

Ethereum hoạt động được tầm 1 năm đã bắt đầu hình thành nên hệ sinh thái cho mình.

Trong đó, không thể không nhắc đến dự án The DAO – một quỹ đầu tư theo mô hình tự trị phi tập trung (decentralized autonomous organizations) đầu tiên được xây dựng trên Ethereum.

The DAO được thành lập và tiến hành gọi vốn vào tháng 05/2016 với tổng giá trị lên đến 150 triệu đô.

Nhưng chỉ 1 tháng sau đó, The DAO đã gặp phải một sự cố cực kỳ nghiêm trọng mà lịch sử gọi là The DAO Hack.

Ethereum Hardfork

40 triệu đô la trị giá Ether (ETH) bị đánh cắp khỏi The DAO. Điều này đã làm dấy lên cuộc tranh cãi nảy lửa trong cộng đồng: Có nên đảo ngược blockchain để lấy lại số tiền đã mất hay không?

Và thế là các nhà phát triển Ethereum đã hard fork blockchain thành 2 chain tách biệt. Chain thứ nhất là chain đã bị ảnh hưởng bởi hacker, giờ đây có thể phục hồi số quỹ bị đánh cắp (chính là Ethereum ngày nay). Chain thứ hai là chain tiếp tục hoạt động với phiên bản nguyên thuỷ (chính là Ethereum Classic).

Vi thế, Ethereum Classic (ETC) mới là chain Ethereum gốc, còn Ethereum ngày nay là ETH hard fork.

So sánh Bitcoin và Ethereum

Bitcoin (BTC) - Ethereum (ETH)

Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa Ethereum và Bitcoin là tầm nhìn của 2 Blockchain. Bitcoin được thành lập với tầm nhìn trở thành hệ thống thanh toán ngang hàng, còn Ethereum lại có tầm nhìn trở thành nền tảng giúp cho việc phát triển Dapp trở nên dễ dàng hơn.

Ngoài ra, về mặt kỹ thuật, hai đồng coin hàng đầu còn có một số điểm khác nhau như:

Tổng cung: Bitcoin có tổng cung cố định là 21 triệu BTC. Trong khi đó, tổng cung Ethereum lại không cố định.

Thuật toán: Giống nhau về cơ chế đồng thuận Proof-of-Work (PoW) nhưng Ethereum sử dụng thuật toán Ethash khác với SHA-56 của Bitcoin. Bên cạnh đó, Ethereum đang phát triển lên thuật toán Proof-of-Stake (POS) với Ethereum 2.0.

TPS: Tốc độ giao dịch của Bitcoin chỉ đạt khoảng 7 TPS (giao dịch trên mỗi giây). Con số này của Ethereum rơi vào khoảng 20 – 25 TPS, gấp gần 3 lần so với Bitcoin.

Ra đời: Satoshi Nakamoto công bố Whitepaper và đào Genesis Block của Bitcoin. Trong khi đó, Ethereum xuất hiện thông qua hoạt động gọi vốn ICO sau khi pre-mine (đào trước) gần 72 triệu ETH.

Nhà sáng lập: Satoshi Nakamoto là một cái tên ẩn danh, không ai biết người nào hay tổ chức nào đứng đằng sau nó. Còn nhà sáng lập Ethereum Vitalik Buterin là một người với danh tính thật.

Ethereum Coin hay Ether là gì?

Ether là gì?

Như tiendientu.org đã giải thích ở trên, ETH hay Ether là đồng tiền điện tử chính thức của blockchain Ethereum. Trong mạng lưới của Ethereum, ETH có vai trò như nhiên liệu để thực thi các hoạt động liên quan đến giao dịch. Mạng lưới Ethereum như một cỗ máy. Cỗ máy muốn vận hành trơn tru được thì phải cần đến nhiên liệu là “ETH”.

Ethereum Gas Limit là gì

Token Ether (ETH) được giao dịch công khai trên sàn giao dịch và giá thị trường thường dao động mạnh. Việc tạo ra các đơn vị gas là để tách chi phí tính toán công việc trong mạng lưới Ethereum khỏi giá ETH biến động vì chi phí tính toán không thay đổi nhanh chóng.

Đó là lý do tại sao Gas ra đời.

Gas là một đơn vị đo lường công việc tính toán của các giao dịch hoặc hợp đồng thông minh trong mạng lưới Ethereum.

Gas Litmit liên quan đến lượng Gas tối đa mà bạn sẵn sàng chi cho một giao dịch cụ thể.

Gas Litmit cao hơn có nghĩa là phải thực hiện nhiều công việc tính toán hơn để thực hiện hợp đồng thông minh. Việc chuyển ETH tiêu chuẩn yêu cầu Gas Limit là 21.000 Gas.

Các lệnh bạn muốn thực hiện càng phức tạp, bạn càng phải trả nhiều Gas hơn. Bạn có thể thấy điều này khi tham gia ICO. Dự án sẽ yêu cầu bạn gửi ETH vào hợp đồng thông minh của họ hoặc khi bạn muốn rút tiền từ ICO, phí giao dịch sẽ cao hơn nhiều lượng Gas Limit mặc định là 21.000.

Gas Limit là gì? Gas Price là gì? Những điều cần biết về Ethereum và gas

Giá ETH hiện tại:

Ethereum dùng để làm gì?

Đồng Ethereum là Ether (ETH) được dùng để thanh toán các loại phí trên blockchain và trả thưởng khi thợ đào đào được một block mới.

Dùng ETH để trả phí

Giống như BTC, ETH được dùng để thanh toán phí “Gas” trong mạng lưới của Ethereum. Mức phí này không cố định mà nó tuỳ thuộc vào tình trạng mạng lưới của Ethereum. Nếu mạng lưới đang quá tải thì phí Gas sẽ tăng và ngược lại. Tuy nhiên, phí Gas ở mức bình thường khá rẻ, chỉ có khoảng $0.1 rẻ hơn phí giao dịch của Bitcoin rất nhiều.

Ngoài phí giao dịch ETH được dùng để thanh toán các hoạt động khác trên mạng lưới như triển khai smart contract, phí lưu trữ dữ liệu.

Phần thưởng đào block

Hiện nay, Ethereum vẫn sử dụng thuật toán đồng thuận Proof-of-Work (PoW) vì thế phần thưởng block trong mạng lưới của Ethereum là ETH. Ban đầu phần thưởng đào block này là 5 ETH. Qua nhiều lần nâng cấp mạng lưới, phần thưởng hiện tại của Ethereum đang ở mức 2 ETH/block.

Các khái niệm liên quan đến Ethereum bạn cần biết

1. Smart contract là gì?

Trong khi một hợp đồng bình thường bao gồm các điều khoản ràng buộc mối quan hệ của hai bên đối tác thì smart contract (hợp đồng thông minh) ràng buộc mối quan hệ đó bằng mã code. Đặc biệt hơn, các hợp đồng thông minh này sẽ thực thi những điều khoản đó một cách chính xác kể từ khi nó được lập trình bởi người sáng lập.

Trong một ví dụ đơn giản khác, người sử dụng Ethereum có thể gửi 10 ETH cho bạn của mình vào một ngày nào đó bằng hợp đồng thông minh. Trong trường hợp này, người dùng sẽ tạo một hợp đồng và để dữ liệu vào hợp đồng đó. Sau đó, hợp đồng này sẽ tự động thực thi theo lệnh đã được lập trình ban đầu.

Hợp đồng thông minh có thể:

  • Có chức năng như các tài khoản “nhiều chữ ký”, các quỹ chỉ được chi tiêu khi đáp ứng đủ tỷ lệ người đồng ý.
  • Quản lý thỏa thuận giữa những người sử dụng, ví dụ, nếu một người mua bảo hiểm từ người khác.
  • Cung cấp tiện ích cho các hợp đồng khác (tương tự như cách các phần mềm hoạt động của thư viện).
  • Lưu trữ thông tin về một ứng dụng, chẳng hạn như thông tin đăng ký tên miền hay dữ liệu thành viên.

2. Dapp là gì?

DApp là từ viết tắt của Decentralized Application, nghĩa là ứng dụng phân quyền. Hay còn được gọi là ứng dụng phi tập trung. Đây là các ứng dụng có mã phụ trợ chạy trên network máy tính P2P phi tập trung. Các ứng dụng này không giống như những ứng dụng có mã phụ trợ hoạt động trên các máy chủ tập trung. Ưu điểm chính là người dùng không cần phải dựa vào một máy tính tập trung để truyền đạt và chấp nhận thông tin. Theo định nghĩa khác, dApp là một mô hình mới được tạo ra bởi công nghệ Blockchain và các smart contract.

Sự khác biệt giữa tập trung và phi tập trung rất dễ nhận ra. Trong đó yếu tố khác biệt chính là, dApp có thể hoạt động không phụ thuộc vào một cơ quan chính tập trung nào. Dù thực tế là, một dApp về cơ bản không cần đến Blockchain khi tiến hành các hoạt động. Song, vẫn có rất nhiều dApp sử dụng sức mạnh Blockchain – smart contract. Sở dĩ có cái tên smart contract là vì chúng có thể tự động thực hiện điều kiện của các thỏa thuận đã được mã hóa.

3. Token là gì?

Token Ethereum được phát hành trên nền tảng của cryptocurrency này để phục vụ cho một mục đích cụ thể. Như dùng để sử dụng trong các dApp cũng được xây dựng trên Ethereum.

Ethereum có những chuẩn riêng dành cho các token khác nhau. ERC-20 hiện nay là chuẩn token Ethereum khá phổ biến trong cộng đồng. Ngoài ra còn có chuẩn ERC-223,…

Hiện nay, có rất nhiều token Ethereum trên thị trường. Một trong số đó là EOS và Tron (TRX) – khởi đầu cũng là token ERC-20 trước khi đội ngũ phát triển hoàn toàn xây dựng được blockchain riêng để tách khỏi Ethereum và hoạt động độc lập.

4. ERC20 là gì?

ERC20 là bộ danh sách các quy tắc, quy định chung dành cho việc phát hành các token trên nền tảng Ethereum, được Vitalik Buterin đề xuất lần đầu tiên vào tháng 06/2015.

Với sự ra đời của tiêu chuẩn ERC20, đã giúp cho các nhà phát triển có một chuẩn chung khi triển khai các Fungible Token trên nền tảng Ethereum.

Đồng thời, ERC20 khiến cho việc tạo một token trên chuỗi khối của Ethereum dễ dàng hơn bao giờ hết.

Điều đó, kết hợp với sự bùng nổ của phong trào gọi vốn ICO vào năm 2017 đã dẫn đến số token phát hành theo tiêu chuẩn ERC20 trên Ethereum tăng mạnh vượt mức 228,184 token, tính đến thời điểm hiện tại.

Có nên đầu tư vào Ethereum không?

Về quyết định có nên đầu tư vào Ethereum không thì phần lớn vẫn còn phụ thuộc vào quan điểm và kinh tế của mỗi người. Bất cứ món đầu tư nào cũng tiềm ẩn rủi ro. Ethereum cũng không phải là ngoại lệ. Nhưng nếu chúng ta có chiến lược cũng như mục tiêu rõ ràng cho mình trong cuộc chơi này thì Ethereum là đồng coin chứa đựng khá nhiều tiềm năng cho sự bứt phá trong tương lai của bạn.

Bạn có thể cân nhắc để đầu tư vào Ethereum với số tiền không ảnh hưởng nhiều đến tài chính của mình.

1. Đầu tư Ethereum như thế nào?

Các bạn có thể đầu tư Ethereum thông qua một số cách như sau.

Trade ETH (đầu tư ngắn hạn)

Trade ETH hay trade coin nói chung là cách kiếm tiền thường thấy trong lĩnh vực tiền điện tử.

Đây là phương thức dành cho người có kinh nghiệm, hiểu biết về trade coin cũng như các phương pháp PTKT, tìm điểm vào ra trên chart ETH,…

Hold ETH (đầu tư dài hạn)

Holder là lực lượng đáng gờm trong lĩnh vực. Thời hạn hold có thể tùy theo đánh giá của bạn, từ 3 – 6 tháng hay nhiều năm. Để hold ETH, điều kiện tiên quyết là bạn đánh giá tiềm năng của Ethereum như thế nào, có tăng giá về dài hạn hay không,…

2. Ethereum có lừa đảo hay đa cấp không?

Ethereum là dự án có lịch sử lâu đời và đảm bảo uy tín trong thị trường tiền điện tử. Suốt 4 năm tồn tại, không có dấu hiệu nào cho thấy Ethereum là dự án scam, lừa đảo nhà đầu tư.

Tuy nhiên, việc bị “mượn danh” lừa đảo là điều không thể tránh khỏi. Nhất là vào thời điểm ICO đang lên cơn sốt vào năm 2017. Nhiều dự án ICO trên nền tảng Ethereum, kêu gọi nhà đầu tư nạp ETH để mua token với những hứa hẹn mỹ miều. Tuy nhiên, sau khi có được tiền của nhà đầu tư, các dự án đó bỗng “không cánh mà bay”. Những vụ việc đó đã làm xấu đi hình ảnh của Ethereum.

Các câu hỏi thường gặp về Ethereum

1. Tổng cung của ETH là bao nhiêu?

Như đã đề cập ở trên, Ethereum không có giới hạn tổng cung như Bitcoin.

2. Cơ chế đồng thuận của ETH là gì?

Hiện tại, Ethereum sử dụng thuật toán đồng thuận Proof-of-Work (POW). Tuy nhiên, dự án đang trên đường quá độ lên thuật toán đồng thuận Proof-of-Stake (POS).

3. Vitalik Buterin là ai?

Vitalik Buterin sinh năm 1994 là lập trình viên người Nga – Canada đã sáng lập ra Ethereum.

4. Giá Ethereum cao nhất là bao nhiêu?

Giá cao nhất mọi thời đại (ATH) của Ethereum là $1,448.18, ghi nhận vào ngày 13/01/2018.

5. Có đào Ethereum được không?

Hiện tại, ETH vẫn đang sử dụng thuật toán POW nên bạn vẫn có thể đào được Ether. Trước đây, cùng với Bitcoin, thợ đào Ethereum có lợi nhuận khá cao.

Dù vậy, với sự cạnh tranh gay gắt của các pool đào lớn, được trang bị những máy đào Ethereum hiện đại, thì công việc đào ETH đã không mang lại quá nhiều lợi nhuận.

Bên cạnh đó, Ethereum đang chuyển đổi lên POS, từ đó những người xác nhận giao dịch trên mạng lưới không còn là thợ đào (miner) mà là validator nắm giữ lượng lớn ETH. Do đó, nếu bây giờ bạn đầu tư dàn máy đào đắt tiền để đào Ethereum thì đó là phi vụ làm ăn không khả thi.

Kết luận

Có thể thấy ngoài Bitcoin thì Ethereum là một đồng coin đáng để đầu tư bởi những giá trị và tiềm năng nổi trội của nó. Trên bảng xếp hạng các đồng cryptocurrency giá trị nhất thị trường, Ethereum luôn đứng thứ 2 chỉ sau Bitcoin.

Ethereum ra đời mang đến nhiều khái niệm mới với thị trường như Dapp hay hợp đồng thông minh. Dù sau này, có nhiều đồng coin khác với mong muốn “đánh bại ETH”, thì Ethereum vẫn là nền tảng smart contract hàng đầu đối với các nhà phát triển. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ Ethereum là gì, hệ sinh thái của Ethereum hoạt động như thế nào. Từ đó, bạn có thể quyết định đầu tư Ethereum (ETH) hay không.